| Hotline: 0983.970.780

Kẻ có vũ trang có quyền kiểm soát kim cương

Thứ Ba 04/04/2017 , 08:30 (GMT+7)

Ngay khi Balemo tìm thấy viên kim cương, một người lính quân đội với khẩu súng tiểu liên, đứng giám sát nhóm phu kim cương đào bới từ nãy đến giờ, tiến tới và thu giữ viên đá. Anh ta cho nó vào một tờ giấy, gập lại và bỏ vào túi ngực.

Luật ở Congo là thế, kẻ có vũ trang có quyền kiểm soát kim cương.

Mỏ kim cương Catoca

Ở vùng đông bắc Angola, mỏ kim cương Catoca, một trong khoảng 5-6 mỏ có diện tích bằng cả bang Texas của Mỹ là một “hòn đảo” hiện đại ở giữa một “đại dương” đầy bạo lực nội chiến. Ở mỏ này, các viên kim cương được trữ trong các phòng được bảo vệ nghiêm ngặt trước khi chúng được vận chuyển đến châu Âu.
 

An ninh nghiêm ngặt

Trong khi các kỹ thuật viên phân loại các viên kim cương thô, các nhân viên an ninh được đào tạo tại Israel theo dõi từ mọi hướng để đảm bảo không ai có thể bỏ lọt một viên đá nhỏ vào túi họ. Ở mỏ Catoca, người ta trang bị truyền hình vệ tinh và internet, nhưng cách vào ra duy nhất là bằng máy bay. Để bảo vệ nhân công trước các cuộc tấn công, cứ đêm đến là các ông chủ cho khóa cổng mỏ, bố trí người khác với vũ khí tự động khắp nơi.

Trước đây mỏ này do Unita, một nhóm phiến quân ở Angola kiểm soát. Quân đội Angola đã giành lại mỏ Catoca từ năm 1996 và chỉ hai năm sau, mỏ trở thành một trong những cơ sở cung cấp kim cương lớn nhất thế giới. Có lúc mỏ thuê tới 1.100 nhân công Angola và có khả năng giúp kinh tế khu vực khởi sắc trở lại trong khi vùng này không có ngành công nghiệp nào khác, không có tiền để tái thiết sau chiến tranh và thậm chí không có các dịch vụ công do chính phủ cung cấp. Việc khai thác dự kiến kéo dài ít nhất 40 năm.

Nhưng các cuộc chiến dai dẳng trong vùng đồng nghĩa rằng những nhóm có vũ trang vẫn tìm cách hưởng lợi từ công việc buôn bán kim cương. Công việc bảo vệ mỏ Catoca được giao cho một lực lượng an ninh tư nhân do Tổng tham mưu trưởng Quân đội Angola, tướng Joao de Matos. Khoảng 300 tay súng, hầu hết là cựu quân nhân Angola đã dàn quân xung quanh khu mỏ. Họ được trả lương 500.000 USD/tháng để bảo vệ mỏ khỏi bàn tay của Unita.

Kể từ khi bị đuổi khỏi khu mỏ kim cương, các phiến quân Unita vẫn lảng vảng quanh khu vực này và khủng bố cư dân địa phương bằng các cuộc tấn công du kích chớp nhoáng. Họ đã buộc 56.000 thường dân xung quanh khu mỏ phải rời bỏ nhà cửa.

Hành vi của Unita đã dẫn đến một lệnh cấm vận chưa từng được áp dụng từ Liên hợp quốc, năm 1998. Theo lệnh này, Unita bị cấm tham gia các hoạt động buôn bán, khai thác kim cương.
 

Ngòi nổ chiến tranh

Trong nhiều năm, Mỹ và Chính phủ Nam Phi đã ủng hộ Unita (Unita là từ viết tắt theo tiếng Bồ Đào Nha cho cụm từ “Liên đoàn quốc gia vì sự độc lập hoàn toàn của Angola) như một đối trọng với chính phủ ở thủ đô Luanda được Nga ủng hộ.

Nhưng với sự kết thúc Chiến tranh lạnh và chủ nghĩa apartheid, Unita mất đi sự đỡ đầu về quân sự. Tổ chức này ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế khi lãnh đạo Jonas Savimbi, thất bại trong bầu cử ở Angola năm 1992.

13-21-28_mm1_grende_luncher_third_person_boii
Jonas Savimbi với một khẩu súng phóng lựu (nocookie.net)

Không chấp nhận kết quả bầu cử được các nhà quan sát quốc tế cho là tự do và công bằng, Savimbi quay trở lại rừng rậm và tái khởi động một cuộc chiến tranh chống lại chính quyền Angola. Quân của ông ta chiếm giữ và kiểm soát vùng lòng chảo sông Cuango, nơi giàu kim cương nhất Angola và bắt đầu các hoạt động khai mỏ. Unita trở thành nhóm phiến quân giàu có nhất châu Phi.

Tiền từ việc bán kim cương đã giúp Unita củng cố lực lượng và cuộc nội chiến trong suốt những năm của thập kỷ 90 thế kỷ trước được đẩy leo nấc thang mới, tàn khốc hơn. Các thành phố cao nguyên như Cuito và Huambo bị pháo san phẳng. Hơn nửa triệu người Angola bị giết. Mìn làm bị thương 90.000 người. Các cuộc giao tranh khiến 4 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, 1 triệu người phải sống nhờ lương thực hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.

Ở Andulo, tổng hành dinh của Unita ở vùng cao nguyên trung phần Angola, ông Savimbi tự mình thương lượng với các lái súng và nhà buôn kim cương đến từ châu Âu. Ông ta mặc cả bằng những túi nhỏ đựng kim cương, mỗi túi có thể chứa số kim cương trị giá nhiều triệu USD, theo Robert R. Fowler, đại sứ Canada tại Liên Hợp quốc đồng thời là chủ tịch một ủy ban điều tra các hành vi vi phạm lệnh cấm vận đối với Unita.

''Nếu giá lái súng đòi hỏi là 22 triệu USD, Savimbi sẽ thò tay xuống gầm bàn, lấy hai túi loại này, bốn túi loại kia”, ông Fowler nói. “Bọn lái súng có chuyên gia kim cương riêng và Savimbi cũng có đội ngũ của riêng mình, và các đội này sẽ đánh giá xem các túi kia có đáng giá 22 triệu USD hay không. Và có thể họ sẽ mặc cả thêm và có thể sẽ có ai đó quăng thêm một túi kim cương ra. Xong việc, bọn lái súng lên máy bay và bay đi”.

Ông Savimbi trở thành một khách hàng vũ khí lớn trên thế giới. Các máy bay vận tải to lớn Il-76 do Liên Xô sản xuất phải vận chuyển 22 chuyến mỗi đêm ở Andulo, theo ông Fowler. Nguồn vũ khí chính đến từ Bulgaria, theo báo cáo của đại sứ Fowler cho dù các quan chức Bulgaria bác bỏ điều này.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm