| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục, sửa chữa công trình thủy lợi hơn trăm tỷ kiểu đối phó

Thứ Ba 01/09/2020 , 10:26 (GMT+7)

Cơ quan chức năng sẽ tiếp tục gia hạn cho đơn vị thi công thêm 1 tháng để sửa chữa công trình thủy lợi Plei Keo chưa nghiệm thu đã hư hỏng.

Bí thư Huyện ủy Chư Sê kiểm tra công trình thủy lợi Plei Keo.

Bí thư Huyện ủy Chư Sê kiểm tra công trình thủy lợi Plei Keo.

Ngay sau khi báo chí phản ánh về công trình thủy lợi hơn trăm tỷ đồng Plei Keo (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) chưa nghiệm thu đã hư hỏng, đơn vị thi công sau đó đã “vội vàng” khắc phục, sửa chữa. Tuy nhiên, việc sửa chữa đến nay vẫn chưa đạt như yêu cầu mong muốn.

Khắc phục, sửa chữa kiểu đối phó

Trước đó, Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai đã kiểm tra, chỉ ra hàng loạt hư hỏng của công trình thủy lợi Plei Keo. Ngay sau đó, Sở NN-PTNT đã yêu cầu chủ đầu tư là UBND huyện Chư Sê phải khắc phục để đưa vào hoạt động. Đồng thời, UBND huyện Chư Sê tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống kênh cấp dưới, kênh nội đồng phù hợp với thiết kế đồng rộng để phục vụ người dân.

Ngày 31/8, ông Nguyễn Hồng Hà, Bí thư Huyện ủy Chư Sê dẫn đầu đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra việc khắc phục hư hỏng tại công trình thủy lợi Plei Keo.  

Tại đây, ông Hà đã chỉ ra những vị trí mà đơn vị thi công sửa chữa chưa đạt yêu cầu, cần triển khai bổ sung để đảm bảo chất lượng. Cụ thể, tại các thanh giằng hai bên mương nước bị hư hỏng vẫn chưa được gia cố, một số đoạn mương nước được đậy tấm bê tông đã được trét thêm xi măng mỏng, một số vị trí mái hai bên mương thoát nước bị sói lở đã được gia cố nhưng chưa đảm bảo chất lượng.

Theo ông Hà, việc khắc phục mới chỉ ở bước đầu, chưa được hoàn thiện, vẫn còn nhiều chỗ chắp vá, thiếu thẩm mỹ. “Hư hỏng chỗ nào thì sửa chữa lại chỗ đó nhưng cần làm rộng ra hơn để tăng tính liên kết và đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình”, ông Hà nói và cho biết, việc khắc phục vẫn mang tính đối phó thay vì tập trung sửa chữa dứt điểm những vị trí hư hỏng.

Ông Hà cũng chỉ đạo Ban Quản lý Dự án huyện tiếp tục rà soát các điểm có hư hỏng để sửa chữa cho đến khi hoàn thành, đảm bảo chất lượng theo đúng thiết kế và tính thẩm mỹ.

Công trình sửa chữa vẫn rất ngổn ngang

Công trình sửa chữa vẫn rất ngổn ngang

Theo đánh giá của ông Hà, với khối lượng công việc và mức độ khắc phục của công trình thì không thể làm gấp được, cố gắng sửa chữa thêm 1 tháng nữa, khoảng đến 30/9. Khi đó lãnh đạo huyện sẽ kiểm tra và mời báo chí đi cùng để ghi nhận.

Theo ông Hà, ngay sau khi báo chí phản ánh công trình thủy lợi Plei Keo hư hỏng, Đội Điều tra tổng hợp Công an huyện Chư Sê đã cùng phòng ban của Công an tỉnh Gia Lai đi kiểm tra và xác minh những vị trí hư hỏng là đúng với những gì báo chí phản ánh.

Cần thêm 60 tỷ đồng để hoàn thiện đưa nước đến đồng ruộng

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Chư Sê, diện tích tưới nước công trình thủy lợi Plei Keo mới đạt 250 ha. Trong khi, mục tiêu của công trình là đưa nước từ chân đập Plei Keo về đến điểm cuối của xã Ayun để đảm bảo tưới được hơn 500 ha.

Phần mái hai bên mương nước được gia cố nhưng chưa đảm bảo chất lượng.

Phần mái hai bên mương nước được gia cố nhưng chưa đảm bảo chất lượng.

Theo quan sát cho thấy, mặc dù nhiều nơi có kênh dẫn đi ngang qua nhưng nước không thể vào ruộng.

Lý giải vấn đề này, ông Hà cho biết, thiết kế công trình thủy lợi dựa trên nguyên tắc bình thông nhau, nghĩa là nước phải chảy được từ điểm đầu đến điểm cuối thì mới đảm bảo. Như vậy, trong quá trình vượt qua các địa hình đồi núi thì chuyện đó là đương nhiên xảy ra. Như chúng ta thấy, nhiều chỗ công trình phải dựng trụ bê tông cao 5-6 m để đặt đường ống lên. Đây mới chỉ xây dựng tuyến kênh chính và một số tuyến nhánh cơ bản nên người dân vẫn chưa thể lấy được nước dù đường ống dẫn đi ngang qua ruộng.

Theo ông Hà, công trình thủy lợi Plei Keo muốn đảm bảo tưới được cho hơn 500 ha thì cần phải đầu tư thêm 60 tỷ đồng nữa. “Một công trình thủy lợi không thể xử lý triệt để các ruộng lúa đều có nước chảy vào, có nhiều chỗ cần phải bơm nước”, ông Hà cho biết.

Ông Hà cho rằng, những kênh mương nội đồng cần phải tiếp tục đầu tư xây dựng để đảm bảo nguồn nước tưới cho người dân. UBND huyện đã đăng ký với tỉnh để đưa gói 60 tỷ đồng vào xây dựng và đang chờ HĐND tỉnh thông qua. Nếu gói đó được thông qua sẽ khắc phục được các nhược điểm còn tồn tại.

“Với gói đầu tư 119 tỷ đồng như hiện nay đã xong phần đập và 14 km kênh chính, còn 6 km vẫn chưa làm. Chính vì vậy chưa thể khai thác tối đa được nguồn nước phục vụ người dân”, ông Hà kết luận.

Người dân phải tự thiết kế cách lấy nước vào ruộng.

Người dân phải tự thiết kế cách lấy nước vào ruộng.

Người dân phải dùng máy bơm để đưa nước vào ruộng.

Người dân phải dùng máy bơm để đưa nước vào ruộng.

Kênh dẫn nước thấp hơn mặt ruộng khiên việc lấy nước gặp nhiều khó khăn.

Kênh dẫn nước thấp hơn mặt ruộng khiên việc lấy nước gặp nhiều khó khăn.

Dự án thủy lợi Plei Keo tại xã Ayun, huyện Chư Sê có tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 119 tỷ đồng, với công suất tưới hơn 500 ha đất nông nghiệp, trong đó đa phần là lúa nước. Riêng hệ thống kênh dẫn của Dự án thủy lợi Plei Keo có tổng mức đầu tư hơn 77 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách Trung ương là 70 tỷ đồng, ngân sách huyện Chư Sê hơn 7,7 tỷ đồng) được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt vào năm 2018 và giao cho UBND Chư Sê làm chủ đầu tư. Theo đó, UBND Chư Sê chịu trách nhiệm về nội dung dự án, các giải pháp kỹ thuật, hồ sơ thiết kế…

Xem thêm
Tổng Bí thư dâng hương, hoa tại Khu tưởng niệm Bác Hồ ở Cà Mau

Tổng Bí thư đã ghi Sổ vàng lưu niệm, bày tỏ xúc động, tự hào khi đến với Đất Mũi Cà Mau, được đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu tưởng niệm.

Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

Các mô hình đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn liền với chuỗi giá trị giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.