| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc Hội nghị Thủy cầm thế giới lần 5

Thứ Năm 07/11/2013 , 10:20 (GMT+7)

Hội nghị sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 6 - 8/11 với các chương trình hội thảo, tọa đàm, báo cáo tham luận của hàng trăm học giả đến từ các nước trên thế giới.

Sáng 6/11, tại Hà Nội, hội nghị Thủy cầm thế giới lần thứ 5 chính thức khai mạc. Hội nghị sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 6 - 8/11 với các chương trình hội thảo, tọa đàm, báo cáo tham luận của hàng trăm học giả đến từ các nước trên thế giới.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh, do chăn nuôi thủy cầm ở VN gắn bó với nền SX lúa nước nên số lượng thủy cầm VN đứng thứ hai thế giới. Thủy cầm có ưu điểm là dễ nuôi, khả năng tận dụng phụ phẩm nông lâm ngư, côn trùng, thủy sinh để chuyển thành thịt, trứng, lông phục vụ đời sống dân sinh.

Chăn nuôi thủy cầm có những bước phát triển, thay đổi từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát, dần dần chuyển thành chăn nuôi tập trung với quy mô lớn hơn. Năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, cho lợi nhuận ngày càng nhiều..


Quang cảnh khai mạc hội nghị

Theo ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi VN: Trong thập kỷ qua, số vịt của Việt Nam tăng bình quân 7%/năm, sản lượng trên 280.000 tấn thịt hơi/năm. Trứng đạt trên 2 tỷ quả/năm. VN đang sở hữu một bộ giống thủy cầm rất phong phú, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao.

Hiện Bộ NN-PTNT VN đang quản lý các đàn giống gốc dòng thuần và ông bà nuôi tại 3 cơ sở là: Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi).

Các đàn giống bố mẹ do địa phương quản lý. Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố năm 2012, ĐBSH chiếm 26,68%, ĐBSCL 32,19%, Tây Bắc 2,17% trong tổng đàn thủy cầm của VN. Cơ cấu giữa thủy cầm sinh sản và thủy cầm nuôi thịt thì thịt chiếm 65 - 70%, thủy cầm sinh sản chiếm 30 - 35%.

Trước những thuận lợi, khó khăn và thách thức, ông Trọng cho biết ngành thủy cầm đặt mục tiêu tăng trưởng về số lượng đàn 1 - 1,5%/năm. Tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại và công nghiệp lên 50% năm 2015 và 65% năm 2020. Tăng sản lượng thịt 8 - 10%/năm. Đưa tỷ trọng thịt xẻ gia cầm lên 32% vào năm 2020.

Bên cạnh đó, tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp 24 -25% năm 2015 và 35 - 37% năm 2020, sản lượng trứng tăng 10 -12%/năm. Khuyến khích phát triển những giống mà VN có lợi thế so sánh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng quy mô đàn gia cầm, so với các loại vật nuôi khác. Khuyến khích phát triển vịt nuôi nhốt, bán chăn thả và chăn thả có kiểm soát.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN đề nghị, cần phải tái cơ cấu ngành chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, chăn nuôi vịt thịt tập trung ĐBSCL, ĐBSH, chăn nuôi vịt hướng trứng tập trung các tỉnh miền Trung, chăn nuôi vịt kiêm dụng tập trung cho các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.

Đặc biệt, tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, các biện pháp an toàn sinh học, đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm nuôi trong nông hộ, khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, HTX dịch vụ chăn nuôi.

Chính vì vậy, hội nghị lần này chủ yếu tập trung thảo luận xung quanh các vấn đề trọng tâm trong tương lai của ngành gia cầm là: Di truyền giống và sinh sản, thú y, môi trường, thị trường, ATVSTP, chăn nuôi hộ…

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.