| Hotline: 0983.970.780

Khai thác tiềm năng nuôi thủy sản lồng bè sông Đà

Thứ Sáu 15/01/2021 , 15:21 (GMT+7)

Nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa được tỉnh Hòa Bình coi là ngành nghề kinh tế mũi nhọn và còn dư địa phát triển rất lớn.

Xây dựng chuỗi liên kết

Anh Phạm Văn Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Cường Thịnh (Công ty Cường Thịnh), một trong những doanh nghiệp đi đầu về phát triển cá lồng tại Hòa Bình cho biết: Năm 2012, khi có chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, công ty đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà theo quy trình VietGAP.

Từ quy mô 40 - 50 lồng, đến nay quy mô của công ty đã mở rộng lên hơn 250 lồng cá với nhiều loại cá, sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm.

Từ chỗ tiêu thụ chỉ phụ thuộc vào các thương lái đến thu mua, bị ép giá, sản phẩm chỉ bán ra các chợ đầu mối bị đánh đồng về chất lượng, đến nay danh nghiệp đã xây dựng được mạng lưới phân phối vào các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, các siêu thị lớn ở Hà Nội như Big C, Vinmart, Lotte mart... mở ra hướng đi mới để phát triển thương hiệu cá Sông Đà - Hòa Bình.

Năm 2016, doanh nghiệp đã mở rộng mạng lưới phân phối vào các kênh bán lẻ hiện đại tại hệ thống các siêu thị lớn, các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, mang đặc trưng vùng miền được người tiêu dùng Hà Nội đón nhận. Từ đó thương hiệu “CUONG THINH FISH” được gây dựng và phát triển, dần tiếp cận với người tiêu dùng cả nước..

Các cơ sở, hộ gia đình liên kết với Công ty Cường Thịnh được hỗ trợ tập huấn, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí mua con giống, thức ăn, được hướng dẫn áp dụng quy phạm thực hành sản xuất thủy sản tốt VietGAP. Ảnh: HG

Các cơ sở, hộ gia đình liên kết với Công ty Cường Thịnh được hỗ trợ tập huấn, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí mua con giống, thức ăn, được hướng dẫn áp dụng quy phạm thực hành sản xuất thủy sản tốt VietGAP. Ảnh: HG

Ở khâu sản xuất, doanh nghiệp chủ động đầu tư mô hình nuôi cá sạch theo quy chuẩn chất lượng VietGAP, tham gia dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá đặc sản Sông Đà theo chuỗi giá trị do Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh Hòa Bình triển khai.

Bên cạnh đó, công ty cũng liên kết hợp tác, chia sẻ hợp tác với HTX Vầy Nưa, HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản sạch Đông Lai và 15 hộ nuôi cá thuộc khu vực lòng hồ Sông Đà trong từng công đoạn con giống, thức ăn, quy trình chăm sóc, đặc biệt là bao tiêu đầu ra cho sản phẩm.

Các sản phẩm được sản xuất theo chuỗi là các loại cá đặc sản như lăng đen, lăng vàng, lăng chấm, ngạnh, tầm; các loại cá truyền thống như trắm, chép, rô phi, diêu hồng...

Các cơ sở, hộ gia đình được hỗ trợ tập huấn, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí mua con giống, thức ăn, được hướng dẫn áp dụng quy phạm thực hành sản xuất thủy sản tốt VietGAP và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Đồng thời, công ty và các đơn vị của tỉnh Hòa Bình cũng hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở, hộ gia đình tham gia liên kết sản xuất…

Đồng thời, cam kết thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm, thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong việc nuôi cá lồng bè.

Ở khâu tiêu thụ, thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư, công ty đã tìm kiếm và kết nối được với những khách hàng có yêu cầu về sản phẩm chất lượng cao với quy trình tuyển trọn đầu vào khắt khe như Công ty TNHH Dịch Vụ EB (Big C), chuỗi siêu thị Vinmart, LOTTEMART...

Nhiều đối tác tiêu thụ lớn khác cũng đã tin cậy chọn công ty để cung ứng cá cho hệ thống chuỗi thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội như Tâm Thành, Hiki, Helomum, Đồng Quê, Miền Xanh, Vân Du... các nhà hàng như Hải Phương, Phố Biển, Toàn Thắng, Chả cá Ngư ông, Mường Khương...

Theo đó, các loại đặc sản cá tầm, cá lăng, cá trắm đen... được nuôi thả trong môi trường nước sạch trên sông Đà đã được đưa vào tiêu thụ trong hệ thống các siêu thị lớn tại các tỉnh miền Bắc với sản lượng tiêu thụ trên 400 - 500 tấn/năm. 

Với mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho các sản phẩm cá sông Đà, công ty cũng đã triển khai dự án kinh doanh mặt hàng cá rô phi phi lê, cá lăng phi lê. Ngoài cung cấp cho hệ thống các siêu thị, công ty còn tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp ở Hà Nội với sản lượng hàng trăm tấn cá mỗi năm.

Xây dựng thương hiệu cá Sông Đà

Ông Đỗ Đức Trường, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình cho biết, nuôi cá lồng bè trên sông, hồ được tỉnh Hòa Bình coi là ngành nghề kinh tế mũi nhọn cần phát triển để khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước tại địa phương.

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa ở Hòa Bình đã liên tục có sự bứt phá mạnh mẽ.

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa ở Hòa Bình không ngừng phát triển. Ảnh: HG.

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa ở Hòa Bình không ngừng phát triển. Ảnh: HG.

Phong trào nuôi cá lồng bè phát triển tập trung ở một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện ven lòng hồ Sông Đà như Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc,  Mai Châu... với các loại cá có giá trị kinh tế như trắm cỏ, rô phi đơn tính, chiên, ngạnh, nheo, cá tầm, bỗng.

Đến năm 2020, toàn tỉnh đã có 2,7 nghìn ha mặt nước ao hồ nuôi trồng thủy sản. Hiện có 4.700 lồng nuôi cá trên hồ Hòa Bình. Hiện toàn tỉnh có 33 HTX nuôi trồng thủy sản, 4 doanh nghiệp nuôi cá lồng bè với quy mô trên 100 lồng, 20 cơ sở nuôi cá lồng bè có quy mô trên 20 lồng/cơ sở.

Trong đó có những doanh nghiệp đầu tư nuôi hàng trăm lồng nuôi theo công nghệ tiên tiến. Các hộ tham gia nuôi trồng cơ bản đáp ứng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ðể bảo đảm ổn định đầu ra cho sản phẩm các doanh nghiệp, các HTX đã tham gia liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đồng thời, các doanh nghiệp ký kết tiêu thụ sản phẩm với các hộ dân, vì vậy, sản lượng cá nuôi trên địa bàn luôn đảm bảo ổn định đầu ra.

Điển hình như Công ty Cá sạch sông Ðà, Công ty Việt Ðức, Công ty Minh Phú, Công ty Hải Ðăng, Công ty Cường Thịnh, Công ty Hưng Nguyên…

Các công ty cũng liên kết chặt chẽ với các hộ dân, cung cấp con giống, thức ăn, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân. Với cách làm đó, người dân và doanh nghiệp cùng yên tâm sản xuất, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn của tỉnh Hòa Bình đang xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá Sông Ðà Hòa Bình, tiến tới xây dựng thương hiệu cá hồ Hòa Bình.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển

Trà Vinh Những suất quà tặng bà con ngư dân gồm bình ắc quy, đèn led, combo pin, túi thuốc, cuốn cẩm nang nhằm hỗ trợ, động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển