| Hotline: 0983.970.780

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần 8 năm 2023:

Khẳng định vị thế cà phê Việt Nam

Thứ Sáu 03/02/2023 , 15:26 (GMT+7)

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần 8 năm 2023 diễn ra từ ngày 10/3 đến ngày 14/3 tại TP Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh Đắk Lắk.

Bà H`Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk (ngồi giữa) chủ trì buổi họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bà H`Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk (ngồi giữa) chủ trì buổi họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thủ phủ cà phê của Việt Nam

Ngày 3/2, tại TP.HCM, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo công bố Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với chủ đề "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới".

Đây là dịp để tôn vinh văn hóa cà phê, người trồng, chế biến, kinh doanh cà phê; quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới", góp phần nâng tầm giá trị, khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. 

Lễ hội cũng là cơ hội để tỉnh Đắk Lắk giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh, xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác của tỉnh.

Theo đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, hiện cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh. Năm 2022, xuất khẩu cà phê của Đắk Lắk đạt 819 triệu USD, thu nhập bình quân đầu người ước khoảng 56,7 triệu đồng/người. Sản lượng xuất khẩu cà phê chiếm 80% mặt hàng nông sản của tỉnh, cao hơn các sản phẩm nông nghiệp khác.

Bà H`Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, cà phê là loại nông sản đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, đem lại nguồn sinh kế cho người dân, nhất là người dân vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Buôn Ma Thuột được mệnh danh là “Thủ phủ cà phê của Việt Nam”, có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước, với diện tích khoảng 210.000 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng toàn quốc.

Cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

"Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 là một hình thức hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước quảng bá sản phẩm, gắn kết sự phát triển giữa sản xuất và xuất khẩu, mở rộng thị trường và hợp tác đầu tư nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh có hiệu quả.

Bảo tàng Thế giới cà phê tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhìn từ trên cao. Nơi đây sẽ diễn ra Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề 'Văn hóa cà phê Việt Nam’ và 'Lịch sử cà phê thế giới'  vào lúc 9h ngày 9/3 đến 9/5 trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Ảnh: Trung Nguyên Legend.

Bảo tàng Thế giới cà phê tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhìn từ trên cao. Nơi đây sẽ diễn ra Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Văn hóa cà phê Việt Nam’ và “Lịch sử cà phê thế giới”  vào lúc 9h ngày 9/3 đến 9/5 trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Ảnh: Trung Nguyên Legend.

Đây là cơ hội tốt cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp cùng bạn bè trên thế giới có dịp gặp gỡ, trao đổi hợp tác kinh doanh góp phần đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương, phát triển du lịch, giới thiệu hình ảnh đặc sắc về văn hóa cà phê, về con người, các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, thân thiện, lịch sự, mến khách", bà H`Yim Kđoh nói.

Hoa hậu H’Hen Niê, đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hoa hậu H’Hen Niê, đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Ảnh: Nguyễn Thủy.

18 hoạt động quảng bá thương hiệu cà phê và du lịch Đắk Lắk

So với Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, thì Lễ hội năm nay có thêm hoạt động mới, khác biệt như: Lễ hội ánh sáng, Cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột và biểu diễn vở ca kịch "Khát vọng Đam San". Lần này, Ban tổ chức không sử dụng voi tham gia Lễ hội đường phố và diễu hành, thay vào đó là mời các đoàn nghệ thuật quốc tế tham dự, diễu hành để phù hợp với chủ đề Lễ hội đường phố "Buôn Ma Thuột - Nơi hội tụ ba nền văn minh cà phê thế giới".

Đặc biệt, Lễ hội lần này có sự đồng hành của đại sứ truyền thông - Hoa hậu H’Hen Niê cùng đội ngũ những người làm truyền thông, sáng tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội, nhằm góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc Tây Nguyên của Đắk Lắk, nơi được mệnh danh là "thủ phủ cà phê" của Việt Nam đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Hoa hậu H'Hen Niê cho biết, đây là năm thứ hai cô vinh dự đóng vai trò là đại sứ thương hiệu của Lễ Hội. "Hen hi vọng sẽ cùng team của mình khai thác triệt để những hình ảnh đặc biệt để có thể lan tỏa tình yêu cà phê với nhiều người hơn. Hen mong muốn lan tỏa cơ hội đến các bạn trẻ starup có thể mở quán cà phê, phát triển cà phê xuất khẩu để ngành cà phê Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung ngày càng phát triển hơn", hoa hậu H’Hen Niê nói.

Tại Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần 8 có 85 sản phẩm cà phê được công nhận OCOP 3-4 sao tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tại Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần 8 có 85 sản phẩm cà phê được công nhận OCOP 3-4 sao tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Cà phê nông sản Việt Meet More cũng tham gia trưng bày tại Lễ hội. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Cà phê nông sản Việt Meet More cũng tham gia trưng bày tại Lễ hội. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Dự kiến, có khoảng 46.000-50.000 lượt khách đến tham gia Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần 8 năm 2023.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần 8 năm 2023 do UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 10/3 đến ngày 14/3 tại TP Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh Đắk Lắk với 18 hoạt động chính thức và một số hoạt động hưởng ứng Lễ hội của các địa phương như: Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê; Hội thảo phát triển cà phê Việt Nam chất lượng cao; Hội nghị kết nối giao thương quốc tế;

Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ 2, tại tỉnh Đắk Lắk, năm 2023; Lễ hội đường phố với chủ đề: “Buôn Ma Thuột - nơi hội tụ ba nền văn minh cà phê thế giới”; Hội thi nhà nông đua tài; Cuộc thi pha chế cà phê đặc sản; Lễ hội ánh sáng; Ngày hội cà phê miễn phí; Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê; Cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột; Hội voi Buôn Đôn; Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk...

Ngoài ra, để hưởng ứng Lễ hội, một số địa phương trong tỉnh sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, văn hóa địa phương đến du khách trong và ngoài nước.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm