| Hotline: 0983.970.780

Khát vọng đổi mới

Thứ Năm 26/03/2020 , 06:01 (GMT+7)

Lịch sử xây dựng và phát triển của Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank) là hành trình liên tục gắn liền với công cuộc Đổi mới của đất nước.

Agribank ủng hộ 10 tỷ đồng phòng chống dịch Covid-19.

Agribank ủng hộ 10 tỷ đồng phòng chống dịch Covid-19.

32 năm qua, Agribank tự hào khẳng định là một ngân hàng thương mại tên tuổi, uy tín và trách nhiệm với đất nước.

Ghi nhận về những đóng góp to lớn của Agribank, người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng đánh giá: “Agribank đã thực hiện tốt sứ mệnh cung ứng kịp thời tài chính, hỗ trợ thúc đẩy nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Agribank đã cùng hệ thống ngân hàng cả nước góp phần đưa Việt Nam từ một quốc gia phải nhập khẩu lương thực trở thành một quốc gia đảm bảo an ninh lương thực và là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới”.

Định chế tài chính không sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Agribank đã có những bước đột phá trong đầu tư tín dụng đối với kinh tế hộ, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, trở thành người bạn đồng hành tin cậy hỗ trợ vốn đắc lực cho người nông dân vươn lên trong sản xuất, kinh doanh tạo nên những thành tích nổi bật trong nông nghiệp, nông thôn.

Từ 2013 đến nay, Agribank đã tham gia tích cực thực hiện chủ trương tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và giải quyết nợ xấu; khẳng định vai trò chủ lực trong thực hiện chính sách “tam nông” của Đảng, Nhà nước.

Để đạt được mục tiêu nâng tầm trở thành một trong những ngân hàng thương mại uy tín, quy mô hàng đầu khu vực, đặc biệt là tiến hành cổ phần hóa thành công, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, Thủ tướng yêu cầu Agribank cần có kế hoạch chi tiết, cụ thể hàng năm để triển khai thực hiện.

Thủ tướng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giám sát Agribank tập trung cổ phần hóa và triển khai cơ cấu lại đảm bảo chặt chẽ, phòng chống tiêu cực và thực hiện theo đúng quy định, mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước và người dân.

Với tinh thần đổi mới, khát vọng vươn lên, Thủ tướng tin tưởng, tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Agribank sẽ tiếp tục vượt qua thách thức, khó khăn, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước, năm 2019, Agribank giành được nhiều giải thưởng danh giá, tiếp tục khẳng định một định chế tài chính không sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhưng thương hiệu và uy tín của nó đã giành được sự lựa chọn của hàng triệu khách hàng.

Khi được hỏi, trong số những phần thưởng được công bố, đâu là phần thưởng khiến các ông, bà vui mừng nhất? Hầu hết các lãnh đạo của Agribank đều cho rằng, phần thưởng nào cũng vui mừng vì đó là sự đánh giá của các tổ chức, cộng đồng có trách nhiệm trong và ngoài nước đối với một tổ chức tín dụng có uy tín, thương hiệu như Agribank.

Nhưng điều khiến họ vui mừng nhất chính là giá trị thực chất mà Agribank đã mang đến cho hàng triệu khách hàng, đặc biệt là người dân và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có hàng vạn người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Agribank tự hào là tổ chức tín dụng duy nhất có 9 chi nhánh ở các huyện đảo Việt Nam.

Agribank tự hào là tổ chức tín dụng duy nhất có 9 chi nhánh ở các huyện đảo Việt Nam.

Chính sự đồng hành của hàng triệu khách hàng và sự chung lưng đấu cật, chia sẻ của Agribank đã góp phần trong việc hiện thực hóa các chủ trương chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Dốc nguồn lực cho “tam nông”

Ngày đầu thành lập, Agribank có tổng tài sản 1.500 tỷ đồng, tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng nhà nước chiếm 58%, tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng, nợ xấu trên 10% với khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã, cơ sở vật chất nghèo nàn.

Đứng trước khó khăn của những ngày đầu thành lập, Agribank nhận thấy tiềm năng của thị trường tín dụng nông thôn, đã xác định lối đi riêng gắn bó với thị trường nông thôn, với sản xuất nông nghiệp và nông dân, mạnh dạn chuyển hướng kinh doanh, đổi mới cơ cấu đầu tư vốn, từ quốc doanh là chủ yếu sang tập trung vào các hộ sản xuất cá thể với kim chỉ nam hoạt động “nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính”.

Hoạt động của Agribank hướng thực sự với làng bản, xóm thôn và gần gũi với bà con nông dân. Từ đó, những người bạn đồng hành của Agribank ngày càng trưởng thành, biết tự vượt lên nghèo đói và vươn tới làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Vốn cho vay của Agribank đã tạo thêm nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển hàng hóa, công nghiệp, dịch vụ…

Rõ ràng, cái giá trị cốt lõi về sự hiện diện của Agribank trên thị trường tài chính suốt cuộc hành trình 32 năm qua ấy là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Một chặng đường dài, Agribank đã dốc sức đầu tư nguồn lực lớn cho “tam nông”, đặc biệt là tín dụng cho chương trình xây dựng NTM.

Agribank thực hiện nhiều chương trình khuyến khích vốn vay đối với nông dân.

Agribank thực hiện nhiều chương trình khuyến khích vốn vay đối với nông dân.

Nhờ đó diện mạo nông thôn mới khang trang từ làng đến phố;cải thiện đáng kể đời sống tinh thần, vật chất của người dân ở nông thôn; làm thay đổi mạnh mẽ tư duy sản xuất của khu vực nông nghiệp.

Ngoài ra, các chính sách tín dụng khuyến khích bảo vệ môi trường bền vững như tín dụng xanh, nông nghiệp sạch gắn với phong trào “Agribank Vì tương lai xanh” đang trở thành cuộc vận động có sức lan toả thông điệp mạnh mẽ đến từng chi nhánh, nhân viên và được cụ thể hoá bằng những hành động thiết thực nhất (xanh hoá môi trường làm việc, chung tay làm sạch vệ sinh môi trường, hạn chế rác thải nhựa, môi trường làm việc không khói thuốc lá...).

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank luôn tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội với đất nước và cộng đồng thông qua nhiều chương trình an sinh xã hội. Agribank chú trọng triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội như: Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết; xây dựng trường học; trạm y tế; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai...

Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội giai đoạn 2007-2018 khoảng trên 2.800 tỷ đồng. Mỗi năm cán bộ nhân viên, đoàn viên thanh niên Agribank ủng hộ khoảng 400 tỷ đồng xây dựng các công trình an sinh xã hội.

Đó là những điểm nhấn có một phần công sức đóng góp của Agribank, xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì cộng đồng”.

Agribank có gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, là NHTM duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo.

Đến 31/12/2019, tổng tài sản đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng. Nguồn vốn đạt trên 1,34 triệu tỷ đồng. Tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt trên 1,12 triệu tỷ đồng. Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng dư nợ.

Vốn tín dụng Agribank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam hiện nay.

Bước sang năm 2020, năm bản lề Agribank triển khai tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với triển khai hiệu quả Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030, đẩy nhanh tiến trình thực hiện kế hoạch cổ phần hóa Agribank theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Dẫu còn bao khó khăn thách thức, còn nhiều truân chuyên phía trước, song với bề dày truyền thống 32 năm phát triển, nền tảng vững chắc được bồi đắp từ sự đồng lòng, chung sức của lớp lớp thế hệ cán bộ trên toàn hệ thống, cùng sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank tin tưởng, với Niềm tin và khát vọng Đổi mới, Agribank sẽ tiếp tục giữ vững vị thế NHTM hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.                          

Áp lực vô cùng lớn trước chỉ tiêu tăng trưởng, lợi nhuận

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, cắt sản xuất; người nông dân nhiều nơi điêu đứng về giá cả và tiêu thụ nông sản; ngành ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng đang đối mặt muôn vàn thách thức khó khăn. Có lẽ đã đến lúc, Chính phủ cần có một kịch khung đối phó cho nền kinh tế, nhất là hoạt động tín dụng.

Ngành ngân hàng đang có nhiều lo lắng cả về rủi ro và nhất là chỉ tiêu tăng trưởng, giá trị lợi nhuận. Vì thế việc các tổ chức tín dụng bị giao chỉ tiêu cao hơn hoặc bằng năm 2019 thực sự là một áp lực vô cùng lớn, đầy chông gai, thử thách trong tình hình hiện nay.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.