| Hotline: 0983.970.780

Khát vọng Yên Bái

Thứ Tư 23/09/2020 , 10:39 (GMT+7)

Hôm nay (23/9), Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025 Đảng bộ tỉnh Yên Bái khai mạc. Đại hội đề ra những quyết sách lớn thể hiện khát vọng của người dân.

Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, đón Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tới dự lễ khai mạc Đại hội sáng 23/9. Ảnh: Mạnh Cường.

Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, đón Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tới dự lễ khai mạc Đại hội sáng 23/9. Ảnh: Mạnh Cường.

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em với nhiều sắc màu văn hóa vô cùng đặc sắc. Do đặc điểm của vùng núi cao đã hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, đó là lợi thế để Yên Bái xây dựng những vùng kinh tế cho sự bứt phá.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết XVIII của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, trong 5 năm qua nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của Yên Bái đã đạt được nhiều thành tích vượt lên sự mong đợi của người dân.

Thu hoạch lúa đặc sản.

Thu hoạch lúa đặc sản.

Kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững

Với 80% dân số sống bằng nghề nông và vùng nông thôn, tỉnh Yên Bái xác định phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với việc xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, làm trụ cột cho nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nhằm phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Trong những năm qua Yên Bái đã hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa trên 3.000 ha ở những huyện có lợi thế về đất đai, khí hậu. Đó là vùng chuyên canh có quy mô cả trăm ha, như vùng lúa chất lượng cao Mường Lò, Lục Yên, Văn Yên... Những loại gạo thơm ngon nổi tiếng đã có mặt trong các siêu thị: Séng Cù, Hương Chiêm, ĐS1, J02, nếp Tú Lệ…

Vùng quế trên 78.000ha ở các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình… hàng năm mang lại nguồn thu cho người dân trên 1.200 tỷ đồng. Cuộc sống người dân vùng trồng quế ở các xã Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm của huyện Văn Yên, Nậm Mười, Gia Hội huyện Văn Chấn có nhiều đổi thay. Những ngôi nhà 2-3 tầng mọc trong rừng xanh núi thẳm là chỉ dấu giàu sang của người dân vùng cao.

Vùng quế Văn Yên. Ảnh: Thái Sinh

Vùng quế Văn Yên. Ảnh: Thái Sinh

Những vùng sản xuất hàng hóa tập trung đang phát huy thế mạnh sẵn có đã mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân, trong đó phải kể đến vùng chè 8.000 ha, mỗi năm thu hái 70.000- 75.000 tấn chè búp tươi, 6.600 ha tre măng Bát Độ, 10.000 ha sơn tra, 10.000 ha cây ăn quả các loại, trên 1.000 ha dâu tằm tơ, 2.600 ha nuôi trồng thủy sản, 2.000 lồng cá, 220.000 ha rừng trồng…

Kinh tế nông nghiệp Yên Bái giai đoạn 2016- 2020 được đánh giá là giai đoạn phát triển bứt tốc, tốc độ tăng trưởng 4,5%/năm, cao hơn so với bình quân cả nước (3%/năm). Đến năm 2020 đã xây dựng thành công 94 sản phẩm OCOP, trong đó có trên 20 sản phẩm đặc sản, hữu cơ đạt từ 3-4 sao.

Do kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ như vậy đã trở thành động lực để người dân xây dựng NTM. Đến nay Yên Bái đã hoàn thành 76 xã đạt chuẩn NTM, huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên của Yên Bái cũng là huyện đầu tiên khu vực Tây Bắc đạt chuẩn NTM, TP.Yên Bái cũng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2020.

Nuôi tầm cá trên hồ Thác Bà. Ảnh: Thái Sinh.

Nuôi tầm cá trên hồ Thác Bà. Ảnh: Thái Sinh.

Thu hút đầu tư tạo sức bật cho nền kinh tế

Nằm trên trục cao tốc Nội Bài - Lào Cai, với lợi thế về đất đai, lao động và cơ chế chính sách thông thoáng, trong 5 năm qua Yên Bái đã thu hút được hàng chục nhà đầu tư lớn, có vốn đăng ký hàng trăm tỷ đồng. Những tập đoàn lớn đã đầu tư tại Yên Bái, như: Tập đoàn Bảo Lai, An Phát, NipponZoki… nhiều nhà máy may của Hàn Quốc thu hút hàng ngàn lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 ước đạt 13.000 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với giá năm 2015.

Mới đây, ngày 17/9/2020 Công ty CP Phát triển nông công nghệ cao tích hợp ANIFER tổ chức lễ khởi công Dự án trang trại nuôi lợn khép kín công nghệ cao kết hợp trồng cây ăn quả công nghệ tưới Israel. Trang trại nuôi lợn khép kín có tổng mức đầu tư 135 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 31 ha, quy mô sản xuất 24.000 lợn thịt lứa, 2.400 con lợn nái, mỗi năm sản xuất trên 72.000 con lợn thịt, sản xuất 5.000 tấn phân hữu cơ và 600 tấn bưởi da xanh.

Tiếp đến ngày 18/9/2020, Tập đoàn An Việt Phát Group đã khởi công hai nhà máy chế biến lâm sản, tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2021. Công suất nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ thành phẩm và xuất khẩu Plywood là 56.160 tấn gỗ xẻ/năm, Plywood 187.200 tấn/năm và nhà máy sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu công suất 150.000 tấn/năm.

Theo tin từ Sở Kế hoạch - Đầu tư Yên Bái, nhiều doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với số vốn hàng nghìn tỷ đồng, tạo sức bật cho nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Dự thảo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra một số chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2020-2025 đạt trên 7,5%, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 65 triệu/năm, cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 20,5%, trên 78% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM…

Đây không chỉ là khát vọng vươn lên của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, mà còn là khát vọng của người dân về một tương không xa.

Xem thêm
Nông nghiệp dẫn lối, tương lai rộng mở trên vùng đất Si Ma Cai

LÀO CAI Si Ma Cai đổi thay từng ngày từ nông nghiệp, nơi những mùa quả ngọt không chỉ mang lại thu nhập mà còn thắp sáng hy vọng về một tương lai no đủ, bền vững.

Gần 4.800 ca ngộ độc thực phẩm trong 11 tháng năm 2024

Theo Bộ Y tế, trong 11 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.796 người mắc và 21 ca tử vong.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.