| Hotline: 0983.970.780

Khi bảo hiểm giúp vơi gánh nặng những hoàn cảnh éo le

Thứ Năm 28/07/2022 , 08:37 (GMT+7)

Khoản chi trả bảo hiểm của ngân hàng không quá lớn, nhưng là điểm tựa, nguồn động viên, kịp thời chia sẻ gánh nặng cho nhiều gia đình không may có người thân qua đời.

Giấc mơ dang dở của chủ tàu trẻ

Tại Ninh Bình, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) chi nhánh Thanh Hóa vừa phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) huyện Kim Sơn, Gia Viễn (Ninh Bình), tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm gói bảo hiểm bảo an tín dụng cho các khách hàng trên địa bàn. Những gia đình không may gặp rủi ro, khi nhận được hỗ trợ từ phía ngân hàng đã không khỏi xúc động.

Ông Trần Văn Phương, thôn Điềm Khê, Gia Trung (Gia Viễn, Ninh Bình) nghẹn ngào khi nhắc tới cậu con trai Trần Văn Đông mới qua đời vì bạo bệnh: Cháu Đông sinh năm 1993, là con cả trong nhà, vốn là người hiền lành, chăm chỉ, mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng đã biết tu chí làm ăn, không tụ tập, lêu lổng.

Ông Trần Văn Phương chia sẻ với phóng viên về những mất mát khi người con trai cả không may ra đi vì bệnh hiểm nghèo, để lại vợ và 3 đứa con thơ. Ảnh: Lê Tấn.

Ông Trần Văn Phương chia sẻ với phóng viên về những mất mát khi người con trai cả không may ra đi vì bệnh hiểm nghèo, để lại vợ và 3 đứa con thơ. Ảnh: Lê Tấn.

Khi lập gia đình, công việc hàng hàng ngày của Đông là phụ việc cho các tàu chở cát, đá trên sông Hoàng Long ngay gần nhà mình với hi vọng trong tương lai mình cũng có thể làm chủ một con tàu.

Hiểu được tâm tư của con, cùng với mong ước các con sau này sẽ được đủ đầy nên gia đình đã quyết định dồn lực, đầu tư mua tàu chở cát đá cho Đông làm ăn.

“Nói là dồn lực nhưng số tiền tích cóp của hai vợ chồng, các con chẳng được là bao, trong khi tiền mua tàu lên tới 4 tỷ đồng, xoay trở đủ cách mà chẳng được thêm là bao nên cả nhà bàn nhau vay vốn ngân hàng rồi trả dần”, ông Phương bộc bạch.

Ông Phương chia sẻ thêm: Năm 2018, qua tìm hiểu, cháu Đông đã chọn vay vốn tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Gia Viễn. Sau khi thẩm định hồ sơ, kiểm tra các điều kiện đầy đủ, ngân hàng đã tạo điều kiện cho Đông được vay 70% tổng số tiền mua tàu (tương đương gần 3 tỷ đồng), gia đình đối ứng 30%.

Bên cạnh đó, khi vay vốn, Đông được nhân viên ngân hàng tư vấn thêm thông tin gói bảo hiểm Bảo an tín dụng của Bảo hiểm Agribank. Nhận thấy gói bảo hiểm mang lại nhiều quyền lợi cho mình nên Đông đã quyết định tham gia.

Ngân hàng Agribank Chi nhánh Ninh Bình và đại diện Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp chi trả quyền lợi bảo hiểm cho chị Vũ Thị Phương Hoa (vợ anh Đông). Ảnh: Lê Tấn.

Ngân hàng Agribank Chi nhánh Ninh Bình và đại diện Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp chi trả quyền lợi bảo hiểm cho chị Vũ Thị Phương Hoa (vợ anh Đông). Ảnh: Lê Tấn.

“Khi được ngân hàng tạo điều kiện cho vay tiền để mua được tàu, hai vợ chồng nó vui một thì bố mẹ vui mười vì thấy các con có phương tiện, bảo ban nhau làm ăn, chịu khó chở cát, đá dọc tuyến sông Hồng, sông Lô, sông Đáy; đi khắp các tỉnh từ Hà Nam, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ... Mặc dù số tiền vay là không nhỏ nhưng vẫn luôn tin tưởng các con sẽ sớm trả được”, ông Phương chia sẻ.

Theo ông Phương, sau thời gian đi vào hoạt động ổn định, thu nhập từ việc đi tàu của hai vợ chồng anh Đông sau khi trừ đi các chi phí cũng đạt từ 150 - 200 triệu đồng/tháng (tháng thấp nhất cũng được 100 triệu đồng) để trả dần tiền vay ngân hàng và sinh hoạt gia đình.

Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, bất hạnh ập đến với gia đình khi Đông đột ngột ra đi vì căn bệnh quái ác ung thư gan.

“Cả gia đình, nhất là cháu Hoa (vợ Đông) gần như suy sụp hoàn toàn. Cảnh người đầu bạc tiễn người đầu xanh đau xót lắm chú ạ!”, ông Phương nghẹn ngào.

Nhưng rồi cả nhà cũng động viên nhau gạt nỗi đau để bước tiếp, hoàn thành những dự định mà Đông từng ấp ủ chưa kịp làm.

Niềm động viên từ Bảo hiểm Agribank

Đông ra đi, để lại 3 đứa con thơ. Con tàu vợ chồng anh Đông mua được giao lại cho em út trong nhà tiếp quản, sử dụng. Chị Hoa, vợ anh Đông trước đây đi tàu cùng với chồng, giúp việc cơm nước, dọn dẹp tính ra thu nhập cũng hơn 10 triệu đồng/tháng, bây giờ chồng mất nên chuyển đi làm công nhập, thu nhập chỉ được 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm không quá lớn, nhưng là nguồn động viên, chia sẻ kịp thời và giảm bớt gánh nặng cho chị Hoa. Ảnh: Lê Tấn.

Số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm không quá lớn, nhưng là nguồn động viên, chia sẻ kịp thời và giảm bớt gánh nặng cho chị Hoa. Ảnh: Lê Tấn.

“Thương các con lắm, nhưng số phận mình đã thế cũng đành chấp nhận, giờ còn sức đến đâu thì cố gồng gánh với con dâu để trả xong nợ ngân hàng; tích cóp một ít để sau này khi nào cháu lớn (con anh Đông) có vốn làm ăn, bù đắp một phần nào thiệt thòi mất cha từ sớm của cháu”, ông Phương tâm sự.

Khi được hỏi về khoản hỗ trợ từ Bảo hiểm Agribank, ông Phương không giấu được xúc động khi sự hỗ trợ đó đã trở thành một điểm tự, sự động viên, an ủi kịp thời để gia đình vượt qua mất mát, đau thương trước mắt, vững chân bước tiếp.

“Gói bảo hiểm cháu mua chỉ phải đóng 2,5 triệu đồng/năm. Khi cháu mất vì bạo bệnh, Bảo hiểm Agribank đã chia sẻ nỗi đau với gia đình, nhanh chóng giải quyết thủ tục hồ sơ chi trả một lần số tiền 272 triệu đồng. Thực sự khi cháu mua bảo hiểm chẳng bao giờ ai mong muốn là phải dùng tới nó, nhưng thực tế thật trớ trêu khi đen đủi lại rơi vào chính mình. Tôi vẫn bảo với các cháu, anh không ở được với mọi người lâu thì những người ở lại phải có trách nhiệm dùng số tiền hỗ trợ đó cho thật ý nghĩa để vợ, con anh giảm được nhiều phần gánh nặng”, ông Phương cho hay.

Cũng theo ông Phương, tới đây khi thủ tục chuyển đổi chủ tàu cho người con út xong, ông cũng sẽ động viên con tham gia bảo hiểm. Bởi lẽ, đã xác định gắn với nghề tàu thuyền lênh đênh sông nước thì rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thay vì ngồi đợi khi nó xảy ra mới tìm cách khắc phục thì mình chủ động “phòng thân” từ trước.

Vơi gánh nặng cho người vợ "một nách 3 con"

Căn nhà cũ chỉ 2 gian chật chội, xập xệ của gia đình chị Trần Thị Hường ở xóm 16, xã Quang Điện (Kim Sơn, Ninh Bình) vẫn còn đó. Bên cạnh là ngôi nhà mái bằng khang trang, nhưng anh Trần Xuân Đang, chồng chị Hường thì đã không còn để được hưởng niềm vui trong căn nhà mới. 

Chị Trần Thị Hường chưa vơi được buồn đau khi anh Đang chồng chị không may qua đời vì bệnh hiểm nghèo. Ảnh: Lê Tấn.

Chị Trần Thị Hường chưa vơi được buồn đau khi anh Đang chồng chị không may qua đời vì bệnh hiểm nghèo. Ảnh: Lê Tấn.

Chị Hường kể: Hai vợ chồng chị sinh được 3 người con, cháu lớn vừa học hết lớp 12, cháu thứ 2 học lớp 9, cháu bé được 4 tuổi. Năm 2020, do gia đình đông người, căn nhà cũ chật chội, xuống cấp nghiêm trọng nên anh chị bàn nhau vay mượn xây ngôi nhà mới rộng rãi hơn để các con có điều kiện sinh hoạt, học tập.

Anh Đang làm nghề thợ xây, chị làm công nhân nên thu nhập chỉ đủ nuôi các con ăn học, tích cóp chẳng được bao nhiêu. Để có tiền làm nhà, anh chị đã làm hồ sơ vay vốn của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Kim Sơn với số tiền 350 triệu đồng. Đồng thời, được ngân hàng tư vấn tham gia gói bảo hiểm Bảo an tín dụng với mức đóng chưa đến 1 triệu đồng/năm, trong khi đi kèm là nhiều quyền lợi trong trường hợp không may có rủi ro xảy ra với gia đình.

Nhà mới cất lên chưa được bao lâu thì anh Đang đột ngột qua đời vì mắc bệnh gan. Chị và các cháu suy sụp vì chỗ dựa vững chắc duy nhất đã không còn. Số tiền nợ ngân hàng hai vợ chồng mới trả được 80 triệu đồng, số còn lại là một gánh nặng quá lớn đối với người phụ nữ “một nách 3 con” đang tuổi ăn, tuổi học. Tuy nhiên, khi hay tin anh mất, Bảo hiểm Agribank đã nhanh chóng giúp chị các thủ tục hồ sơ để chi trả quyền lợi bảo hiểm với số tiền 152 triệu đồng.

Đại diện Bảo hiểm Agribank và Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Ninh Bình chi trả quyền lợi bảo hiểm cho chị Hường. Ảnh: Lê Tấn.

Đại diện Bảo hiểm Agribank và Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Ninh Bình chi trả quyền lợi bảo hiểm cho chị Hường. Ảnh: Lê Tấn.

“Từ khi anh mất, không đêm nào ngủ ngon, nằm nhớ chồng, thương các con, lại nghĩ về số nợ ngân hàng chưa trả mà chẳng biết lấy đâu ra, tôi thực sự bất lực. Khi hay tin Bảo hiểm Agribank chi trả quyền lợi bảo hiểm cho chồng một khoản tiền, quả thực như đang chết đuối vớ được cọc. Số tiền bảo hiểm hỗ trợ không lớn nhưng lại trở thành chỗ dựa duy nhất để 4 mẹ con vững tâm mà bước tiếp”, chị Hường chia sẻ.

Chị Hường cho biết, số tiền 152 triệu đồng được Bảo hiểm Agribank chi trả, chị dùng để trả luôn vào số tiền gốc đã vay, vì vậy hiện tại gia đình chị chỉ còn nợ ngân hàng 128 triệu đồng.

“Không có khoản hỗ trợ bảo hiểm đó thì thực sự không biết bao giờ mấy mẹ con mới trả được khoản vay. Bây giờ mặc dù vẫn còn nợ nhưng gánh nặng giảm đi nhiều rồi, cháu lớn không học lên, đi làm phụ mẹ nuôi em, nên mấy mẹ con cố gắng gỡ dần dần ”, chị Hường bộc bạch.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm