| Hotline: 0983.970.780

Lá chắn tài chính vững chắc cho 'tam nông'

Thứ Tư 27/07/2022 , 07:31 (GMT+7)

THANH HÓA Bảo hiểm Bảo an tín dụng đã giúp Agribank Thanh Hóa làm tốt hơn sứ mệnh của ngân hàng hàng đầu cung ứng nguồn vốn cho nông nghiệp – nông dân ở một tỉnh lớn.

Những năm qua, bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ về tín dụng, trong đó chủ lực là cung ứng kịp thời, hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu của khu vực phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân, cùng với hệ thống các đơn vị của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên cả nước, Agribank Thanh Hóa đã chủ động, tích cực phối hợp với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) Thanh Hóa bán chéo các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm để mang đến quyền lợi cao nhất cho khách hàng, giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro trong cuộc sống, đặc biệt là các rủi ro về tính mạng, sức khỏe và khả năng hoàn trả vốn vay.

ông Nguyễn Thuần Phong, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Phạm Huy.

ông Nguyễn Thuần Phong, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Phạm Huy.

Một trong những sản phẩm bảo hiểm đó là sản phẩm Bảo an tín dụng, với sự liên kết giữa Agribank và ABIC.

Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện được khuyến khích khách hàng tham gia bởi lợi ích của nó. Khi tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng, trong trường hợp người vay tử vong do mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, ABIC sẽ thay người vay trả nợ cho ngân hàng trong phạm vi số tiền bảo hiểm của khách hàng.

Sản phẩm Bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC Thanh Hóa đã đồng hành cùng cùng nông dân trong nhiều năm qua, phần nào giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình các khách hàng khi bất trắc xảy ra. Hàng trăm gia đình đã được Agribank Thanh Hóa phối hợp với ABIC Thanh Hóa kịp thời chi trả quyền lợi bảo hiểm.

Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thuần Phong, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa về sự phối hợp giữa Agribank Thanh Hóa và ABIC Thanh Hóa về hoạt động của dịch vụ bảo hiểm mang nhiều ý nghĩa này.

Có thể thấy, Bảo hiểm Bảo an tín dụng là sự hợp tác “2 bên cùng có lợi”. Người vay vốn và gia đình họ giảm được khó khăn khi xẩy ra các trường hợp không may mắn, ngân hàng cũng bảo toàn được vốn vay khi khách hàng gặp sự cố.

Vậy Agribank Thanh Hóa đã có những chính sách nào nhằm đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm gắn với hoạt động tín dụng?

Agribank Chi nhánh Thanh Hóa phối hợp với ABIC Thanh Hóa luôn đảm bảo kịp thời chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng khi gặp rủi ro.

Agribank Chi nhánh Thanh Hóa phối hợp với ABIC Thanh Hóa luôn đảm bảo kịp thời chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng khi gặp rủi ro.

Mô hình liên kết giữa Agribank và và Công ty Bảo hiểm Agribank (ABIC) mục đích là cung cấp sản phẩm dịch vụ bảo hiểm của ngân hàng tới khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ của ABIC hiện nay rất phù hợp với sản phẩm tín dụng của Agribank, đặc biệt là đối tượng vay vốn ngân hàng ở khu vực nông thôn.

Khi tham gia bảo hiểm, khách hàng vay vốn có thể an tâm hơn trong việc sử dụng vốn vay. Gia đình, người thân của người vay vốn yên tâm hơn trong quá trình vay vốn, nếu không may xảy ra rủi ro, thông qua việc chi trả quyền lợi của bảo hiểm, sẽ giúp khách hàng giảm được gánh nặng về mặt tài chính, nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, đối với ngân hàng cũng sẽ đảm bảo an toàn đồng vốn tín dụng đã cho vay.

Tại địa bàn Thanh Hóa, ABIC đã phối hợp rất tốt với các tổng đại lý là chi nhánh Agribank trên địa bàn Thanh Hoá thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho các đại lý viên. Song hành với đó, thực hiện nhiều chương trình thi đua, khen thưởng, khuyến mại để thực hiện tốt chính sách bán hàng.

Trong thời gian tới, Agribank Thanh Hóa và ABIC Thanh Hóa sẽ đánh giá lại những mặt tích cực cũng như tồn tại, hạn chế để đưa ra giải pháp hiệu quả, phù hợp hơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hướng tới mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh, tăng nguồn thu dịch vụ và bảo đảm an toàn nguồn vốn cho vay.

Hiện nay, khách hàng vay vốn ngày càng hiểu rõ hơn vai trò của bảo hiểm khi tiếp cận với các gói tín dụng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà khách hàng thường gặp khó khăn, dẫn tới chưa mặn mà với bảo hiểm là khâu thẩm định, giải ngân các gói hỗ trợ đôi lúc còn chậm trễ, bất cập. Agribank Thanh Hóa đã có cách làm nào để thủ tục chi trả quyền lợi bảo hiểm nhanh nhất, giúp khách hàng an tâm nhất?

Số tiền được chi trả quyền lợi bảo hiểm đã kịp thời hỗ trợ cho nhiều gia đình khách hàng khi có rủi ro.

Số tiền được chi trả quyền lợi bảo hiểm đã kịp thời hỗ trợ cho nhiều gia đình khách hàng khi có rủi ro.

Việc khách hàng tham gia bảo hiểm là gắn liền với lợi ích của khách hàng. Agribank Thanh Hóa đã tuyên truyền, vận động khách hàng tham gia bảo hiểm (không bắt buộc) để đảm bảo lợi ích của khách hàng khi tham gia vay vốn, nếu không may gặp vấn đề rủi ro sẽ giảm được gánh nặng tài chính.

Thời gian qua, đối với các trường hợp khách hàng gặp rủi ro thuộc diện được chi trả quyền lợi bảo hiểm, ngay sau khi khách hàng gặp phải sự cố rủi ro, Agribank Thanh Hóa đã phối hợp rất kịp thời với các cán bộ của ABIC Thanh Hóa và chính quyền các địa phương để thực hiện việc kiểm tra, xác minh, chi trả quyền lợi bảo hiểm kịp thời cho khách hàng.

Cụ thể năm 2021, ABIC Thanh Hóa đã thực hiện việc chi trả quyền lợi bảo hiểm cho hơn 500 trường hợp đối với khách hàng vay vốn, với số tiền hơn 22 tỷ đồng, đạt được mục tiêu giảm rủi ro, gánh nặng tài chính cho khách hàng, đồng thời bảo đảm được an toàn vốn vay cho ngân hàng, giảm nợ xấu.

Là một tỉnh lớn về nông nghiệp – nông thôn ở phía Bắc, Agribank Thanh Hóa trong định hướng tín dụng của mình đã có chiến lược, ưu tiên nào để các chủ thể sản xuất tiếp cận vốn vay về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?

Trong quá trình hoạt động của mình, Aribank nói chung và Agribank Thanh Hóa nói riêng luôn thực hiện sứ mệnh phục vụ sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Do đó, ngân hàng luôn ưu tiên giành nguồn vốn đáp ứng cho việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

6 tháng đầu năm 2022, đã có 2.521 trường hợp khách hàng được ABIC Chi nhánh Thanh Hóa chi trả bồi thường bảo hiểm.

6 tháng đầu năm 2022, đã có 2.521 trường hợp khách hàng được ABIC Chi nhánh Thanh Hóa chi trả bồi thường bảo hiểm.

Tại địa bàn Thanh Hóa, Agribank Thanh Hóa đã cho vay đối với khách hàng là bà con nông dân thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp với tỷ lệ trên 86% tổng dư nợ. Đây là minh chứng rõ nhất cho việc Aribank Thanh Hóa luôn nỗ lực thực hiện công tác phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đặc biệt là với lĩnh vực “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân).

Với gần 600 cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh, năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19, song Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Cụ thể, tổng nguồn vốn năm 2021 Chi nhánh huy động được 19.241 tỷ đồng, tăng 2.039 tỷ. Tổng dư nợ cho vay 21.272 tỷ, tăng 1.650 tỷ so với đầu năm. Doanh thu dịch vụ ngân hàng đạt 137,2 tỷ, tăng 12,2 tỷ, tốc độ tăng 9.7% so với năm 2020.

Trong năm, Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chủ động thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi tiền vay; cho vay với lãi suất ưu đãi cho hàng ngàn khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ngoài ra, việc cho vay vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân còn góp phần thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi chính sách “tam nông” của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 

Agribank Thanh Hóa luôn khẳng định vị thế, vai trò của một ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn, đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cung ứng tín dụng và sản phẩm dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công ở lĩnh vực “tam nông” và chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Bên cạnh hoạt động tín dụng, Agribank Chi nhánh Thanh Hóa luôn nỗ lực đóng góp cho các hoạt động xã hội.

Bên cạnh hoạt động tín dụng, Agribank Chi nhánh Thanh Hóa luôn nỗ lực đóng góp cho các hoạt động xã hội.

Bảo hiểm Agribank Chi nhánh Thanh Hóa thành lập tháng 7 năm 2011, với tiền thân là Phòng Kinh doanh khu vực Thanh Hóa trực thuộc Bảo hiểm Agribank Chi nhánh Nghệ An.

Trải qua gần 11 năm hoạt động kinh doanh và trưởng thành, hiện nay Chi nhánh đã phát triển ổn định qua từng năm. Chi nhánh có trụ sở Chính tại Thành phố Thanh Hóa, được Công ty giao nhiệm vụ quản lý địa bàn kinh doanh 03 tỉnh là Thanh Hóa, Hà Nam và Ninh Bình; được ký hợp tác kinh doanh với 07 tổng đại lý là Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, Agribank Chi nhánh Bắc Thanh Hóa, Agribank Chi nhánh Nam Thanh Hóa, Agribank Chi nhánh tỉnh Ninh Bình, Agribank Chi nhánh Nam Ninh Bình, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam, và Agribank Chi nhánh Hà Nam II.

- Từ năm 2017 đến 2021: Chi nhánh đã bồi thường cho 13.873 khách hàng với tổng số tiền hơn 250,8 tỷ đồng, trong đó:

+ 3.728 khách hàng bảo hiểm con người với tổng số tiền trên 147 tỷ đồng (trong đó có 3.354 khách hàng mua Bảo an tín dụng được bồi thường trên 145 tỷ đồng).

+ 10.081 khách hàng về bảo hiểm xe cơ giới với số tiền trên 98,4 tỷ đồng.

+ 34 khách hàng bảo hiểm về tài sản, tàu thuyền, cháy nổ… với tổng số tiền trên 5,4 tỷ đồng

- 6 tháng đầu năm 2022, tổng số khách hàng đã được Chi nhánh bồi thường bảo hiểm là 2.521 trường hợp, với tổng số tiền trên 39,85 tỷ đồng, trong đó có 345 khách hàng tham gia Bảo hiểm Bảo an tín dụng với tổng số tiền chi trả trực tiếp trên 25,3 tỷ đồng.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.