| Hotline: 0983.970.780

Khi nào chợ truyền thống tại TP.HCM hoạt động trở lại?

Chủ Nhật 12/09/2021 , 18:56 (GMT+7)

Việc mở lại các chợ truyền thống sẽ dựa trên tiêu chí an toàn, tập trung hoạt động cung ứng lương thực thực phẩm tươi sống với số lượng tiểu thương hạn chế.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM. Ảnh: T.N.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM. Ảnh: T.N.

Trong cuộc họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM chiều 12/9, trả lời câu hỏi của phóng viên báo đài về việc thời gian mở lại chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết UBND TP.HCM có văn bản 6111 yêu cầu Sở Công Thương TP.HCM hướng dẫn các quận huyện nhanh chóng tổ chức các phương án để tái khởi động lại các chợ đang tạm ngưng hoạt động. Do đó, Sở Công thương cũng có các văn bản hướng dẫn, trong đó có các mô hình, sơ đồ hướng dẫn.

Khi các chợ truyền thống ngưng hoạt động, người dân TP.HCM thay đổi phương thức mua hàng như mua hộ, hoặc gom mua chung các gói combo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Khi các chợ truyền thống ngưng hoạt động, người dân TP.HCM thay đổi phương thức mua hàng như mua hộ, hoặc gom mua chung các gói combo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

“Chợ không hoạt động như cũ mà sẽ theo tiêu chí an toàn, tập trung hoạt động cung ứng lương thực thực phẩm tươi sống với số lượng tiểu thương hạn chế, phân luồng, giãn cách, vách ngăn và bán hàng theo phương thức đồng giá để hạn chế tối đa sự tiếp xúc. Người đi mua được phát phiếu, thông tin trước về hàng hóa, giá cả cần mua, tới giờ đến lấy hàng đi về, hạn chế tiếp xúc, giao dịch.

Các quận huyện xây dựng phương án triển khai, tuy nhiên khi TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”, thì phải chuyển sang phương thức “đi chợ hộ”. Do đó, các chợ truyền thống khi phải thay đổi theo phương thức “đi chợ hộ” gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Phương cho biết, nguồn hàng cung ứng chính cho các chợ truyền thống là chợ đầu mối. Trong khi đó, hiện nay, ba chợ đầu mối vẫn tạm ngưng hoạt động, chỉ tổ chức điểm tập kết trung chuyển hàng hóa tại ba chợ đầu mối này, để từng bước mở lại nguồn hàng, cung ứng cho TP.HCM.

Trước mắt 3 chợ đầu mối tổ chức điểm trung chuyển tập kết hàng hóa, để từng bước mở rộng nguồn hàng cung ứng cho các chợ.

Tới đây, trong điều kiện thực tế, khi công tác phòng chống dịch của TP.HCM có thay đổi, khả năng đáp ứng được yêu cầu này, thì các chợ sẽ mở hoạt động trở lại.

Sở Công Thương đã có kế hoạch để làm việc lại từng quận huyện, rà soán, nắm bắt kịp thời, để có điều chỉnh, khi điều kiện cơ bản đáp ứng được các điều kiện kiểm soát dịch thì sẽ mở cửa hoạt động trở lại các chợ truyền thống cùng với ba chợ đầu mối.

"Sở Công thương tiếp tục khẩn trương hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn Thành phố. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ người lao động trong doanh nghiệp tiêm vacxin nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực “xanh” để tái sản xuất", ông Phương cho hay.

Hiện TP.HCM có 2.714 điểm cung ứng hàng hóa, trong đó có 92 siêu thị, 9 chợ truyền thống và hơn 2.100 cửa hàng tiện ích còn hoạt động để phục vụ nhu cầu của người dân.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.