| Hotline: 0983.970.780

Khi người già xắn tay vào cuộc

Thứ Năm 27/08/2020 , 08:17 (GMT+7)

Thế mạnh là sản xuất và chế biến chè, xóm Cà Phê, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã được công nhận đạt chuẩn “Xóm nông thôn mới kiểu mẫu” tháng 4/2020.

Mô hình nuôi bò BBB tại gia đình ông Trần Xuân Điển, 50 tuổi, Trưởng xóm Cà Phê. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Mô hình nuôi bò BBB tại gia đình ông Trần Xuân Điển, 50 tuổi, Trưởng xóm Cà Phê. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Phát huy thế mạnh đặc sản chè

Xóm xây dựng xóm NTM kiểu mẫu theo phương “Xây dựng NTM từ nhà ra ngõ”. Theo đó, mỗi hộ gia đình là một hạt nhân xây dựng NTM và nhiều hộ gia đình tập trung lại để thành công trong xây dựng NTM kiểu mẫu. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể. Chính sự vào cuộc của các bậc cao niên trong xóm đã giúp tháo gỡ những trường hợp khó khăn nhất.

 Xóm Cà Phê thuộc xã Minh Lập (huyện Đồng Hỷ) - vốn là một xã thuần nông nghèo của tỉnh Thái Nguyên. Xác định xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân, xóm đã vận động nhân dân phát triển cây chè thế mạnh của địa phương, khuyến khích cải tạo vườn chè già cỗi, trồng thay thế bằng các giống chè lai có năng suất, chất lượng cao, đồng thời đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ.

Xóm hiện có 300/325 hộ trồng chè với diện tích trên 90 ha chè kinh doanh, trong đó 90% là chè cành giống mới LDP1, TRI 777… sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 110 tạ/ha/năm. Cùng với tạo điều kiện để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến chè, xóm đã tích cực tuyên truyền, khuyến khích bà con sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay trên địa bàn xóm có 2 tổ hợp tác sản xuất chè VietGAP, 3 hợp tác xã hoạt động theo Luật HTX năm 2012 thu hút được nhiều người dân tham gia, đã hình thành liên kết trong sản xuất hàng hóa chủ lực là sản phẩm chè của địa phương.

Để có thu nhập bình quân 50 triệu đồng/người/năm như bây giờ, ngoài cây chè, bà con đã linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất hàng hóa. Trên địa bàn xóm hiện có đến 70 hộ chăn nuôi lợn, gà, quy mô mỗi hộ từ 4 nghìn đến 10 nghìn con gà thịt, trên 1.000 con lợn; 7 hộ nuôi ong với quy mô 30 - 40 thùng mỗi hộ; 01 hộ nuôi bò thịt BBB quy mô 50 con… Xóm chỉ còn 3 hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội.

Ông Trần Xuân Điển, 50 tuổi, Trưởng xóm Cà Phê, là một cán bộ cơ sở đầy quyết đoán, nhanh nhạy khi tiếp cận những vẫn đề mới, cho hay, năm 2017, xóm Cà Phê được tỉnh Thái Nguyện chọn xây dựng “Xóm nông thôn mới kiểu mẫu” giai đoạn năm 2017 - 2020. Xóm đã huy động được gần 5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 500 triệu đồng để đổ bê tông 3,8km đường trục xóm, liên xóm, gần 4km đường ngõ xóm; xây dựng nhà văn hóa xóm với diện tích khuôn viên trên 1.000m2, nhà sinh hoạt cộng đồng đa năng quy mô 250 chỗ…

Người dân xóm Cà Phê chăm sóc vườn chè đặc sản, trong ảnh là bà Cao Thị Loan, 74 tuổi, đang 'nhặt lại' chè sau thu hái nhằm phòng tránh sâu bệnh hại lứa chè sau. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Người dân xóm Cà Phê chăm sóc vườn chè đặc sản, trong ảnh là bà Cao Thị Loan, 74 tuổi, đang “nhặt lại” chè sau thu hái nhằm phòng tránh sâu bệnh hại lứa chè sau. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Bên cạnh đó, các tiêu chí khác cũng được xóm thực hiện tốt, như: 100% số hộ trong xóm được sử dụng điện thường xuyên, an toàn vào việc sinh hoạt và sản xuất; gần 5km đường trong xóm đã được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng; toàn xóm không còn nhà tạm, nhà dột nát; 100% số hộ dân trong xóm được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 85% số hộ được sử dụng nước sạch theo quy định.

Tiếng nói của các bô lão

Ông Điển nói rằng, để thành công trong việc xây dựng xóm Cà Phê thành xóm NTM kiểu mẫu, đội ngũ cán bộ xóm đã đặc biệt coi trọng công tác vận động nhân dân, trong đó phát huy tối đa uy tín, tầm ảnh hưởng của các bậc cao niên của xóm.

Đơn cử như việc vận động bà con hiến 3 nghìn m2 đất mở rộng đường trục xóm từ 2,5m trở thành 4,5m để đạt tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM kiểu mẫu. Trước đó, khi xây dựng NTM xóm đã mở rộng đoạn đường này thành 2,5m, nhưng trên thực tế nhu cầu phát triển thì đoạn đường đã trở nên nhỏ hẹp và không đạt chuẩn.

Qua thời gian vận động, gần 50 gia đình liên quan đến đoạn đường đã đồng thuận hiến đất và đóng góp công để kè đường, hoàn thành đổ bê tông. Song, có trường hợp nhất định không chịu hiến đất với lý do trên diện tích đó là quán bán hàng của gia đình, nếu hiến đất thì sẽ mất nguồn thu nhập thường xuyên. Xóm đã nhiều lần vất vả đi lại vận động nhưng không lay chuyển nổi, tưởng chừng phải bó tay. Đúng lúc đó, một cụ bà trong xóm vui vẻ nhận đến thuyết phục giúp. Thật kì diệu, chỉ bằng một bài thơ cụ sáng tác và đọc tặng chủ quán, chưa đầy nửa tiếng trò chuyện với cụ bà, chủ quán đồng ý tự dọn quán hiến đất để xóm thi công đoạn đường.

Đóng gói chè tại xóm Cà Phê. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Đóng gói chè tại xóm Cà Phê. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Hoặc, để đưa công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tuần vào nề nếp, xóm đã chia thành 10 tổ tự quản, ngày 10 hàng tháng tổng ra quân lao động vệ sinh, phát dọn cỏ đường làng ngõ xóm, còn khu vực gia đình thì các hộ chủ động vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên, ban đầu có một số hộ  không tự giác chấp hành, các cụ cao niên bèn chống gậy đến làm hộ, chỉ sau từ 1-2 lần, các hộ này tự ngại ngùng và tham gia đầy đủ.

Các cụ tham gia vào việc gì là chắc chắn sẽ thành công, vì hầu hết các hộ gia đình đều có quan hệ họ hàng, dòng tộc, các bậc cao niên luôn được con cháu kính trọng, vâng lời. Ở các nơi khác thì tôi không biết thế nào, riêng ở xóm Cà Phê, bất kỳ việc chung nào trước khi triển khai thực hiện, cán bộ xóm cũng thưa chuyện, xin ý kiến các cụ. Đồng thời với đó, khi thực hiện xây dựng NTM, xóm đã đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống, như những mỹ tục cổ xưa, đầu tư tu tạo ngôn đền Phúc Linh của xóm để các cụ có nơi sinh hoạt tín ngưỡng. Vì thế, các cụ rất phấn khởi và tin tưởng, muốn được góp sức vào chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu tại địa phương. 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm