| Hotline: 0983.970.780

Khi nông dân cầm sổ đỏ: Hiến kế giải cơn khát vốn

Thứ Năm 28/05/2015 , 14:10 (GMT+7)

“Sổ đỏ” có giá trị chứng minh sở hữu tài sản. Nhưng nhiều hộ nông dân đã thế chấp ngân hàng hoặc cầm cố để vay vốn làm ăn. Từ đó xảy ra nhiều chuyện bi hài.../ Chuyện thường ngày

Thông qua các chương trình khảo sát, nghiên cứu KT-XH nông thôn vùng ĐBSCL, ông Trần Hữu Hiệp (ảnh), Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này.

09-33-56_ong-trn-huu-hiep-vu-truong-vu-kt-bcd-ty-nm-bo-nh-hd

Hiện mạng lưới ngân hàng thương mại “phủ sóng” khắp vùng miền và quan hệ khá thân thiết với nông dân. Nhiều bà con đã “cắm” sổ đỏ ở ngân hàng, nợ nần liên miên, ông nghĩ sao?

Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là nhu cầu hết sức bức thiết. Thời gian qua, ngành ngân hàng đã có nhiều nỗ lực đáp ứng nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Việc nông dân ĐBSCL cắm sổ đỏ chỉ là một trong những chỉ dấu cho thấy cơn khát vốn và điểm nghẽn tín dụng của khu vực này.

Có thời điểm, ngân hàng không thiếu vốn, nhưng nhiều nông hộ khó tiếp cận vốn vay. Gánh nặng của nông dân còn phải chịu từ “kênh tín dụng không chính thức”. Để có vốn SX họ phải vay nóng để đầu tư, mua chịu vật tư nông nghiệp, phân bón của các đại lý để trả sau và chịu lãi cao. Trong khi đó, hệ thống cung ứng đầu vào cho SX nông nghiệp còn nhiều yếu kém, việc tiêu thụ nông sản thường bị ách tắc. 

Cơn khát vốn của nông dân cần được xem xét trong mối liên hệ các vấn đề xã hội của vùng. Tình trạng nghèo khó của nông dân ĐBSCL có đặc điểm riêng, nên cần chính sách đặc thù. Ở vùng này nhiều thập niên qua, không còn nghèo đói mà chỉ còn nghèo khó.

Vùng này không có huyện nghèo để được nhận hỗ trợ, đầu tư và nhiều chính sách an sinh xã hội khác theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo của cả nước. Không có ai đói nhưng nghèo đều, cận nghèo nhiều; là vùng trũng về giáo dục - đào tạo, chất lượng nhân lực...

Cần quan tâm giải quyết căn bản các bức xúc của vùng. Làm sao để hạt gạo không bị cắn chia làm tám phần, con cá tra, cây mía không bị chặt làm nhiều khúc, phần của người nông dân, người cận nghèo được nhận phải tương xứng với công sức họ bỏ ra, đặc biệt là mở lối thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Vì sao vùng đất phương Nam được xem là trù phú bậc nhất cả nước, SX lúa, cá, tôm… XK luôn dẫn đầu, song đa số hộ vẫn bị cuốn theo vòng xoáy nợ nần. Nguyên nhân do đâu, thưa ông?

Nông dân thiếu vốn SX phải “treo" sổ đỏ một phần do thiếu sự đầu tư hỗ trợ từ Nhà nước và DN. Nhiều khu vực còn vắng bóng DN. Đầu tư của DN vào đây cũng rất thấp. Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2014 cho thấy, khu vực nông nghiệp chiếm tới 20% GDP nhưng chỉ có 1% DN đầu tư.

Các điểm nghẽn đã được chỉ ra như chính sách không sát thực tiễn, chậm hoặc chưa đến đến được với DN và nông dân. Cả DN và nông dân đều khó tiếp cận vốn vay. Nông dân khó tiếp cận được dữ liệu quy hoạch, thông tin thị trường một cách công khai, minh bạch và đáng tin cậy để có thể “SX theo tín hiệu thị trường”.

Một kết quả nghiên cứu về “Chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo” của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL và Viện Chiến lược, chính sách phát triển NNNT cho thấy, nếu tính bình quân đất SX khoảng 0,5 ha/hộ, thì một gia đình thuần nông ở ĐBSCL không thể làm giàu. Khó có cuộc chuyển đổi lớn mang tính cải cách mạnh mẽ, trong khi vẫn còn đó những cản trở về chính sách đất đai, thiếu mô hình tốt, tiến bộ kỹ thuật cho SX hàng hóa lớn…

Không thể lắt nhắt một vài dự án hỗ trợ có tính đối phó ngắn hạn, một ít chính sách cho vay “không thấm vào đâu” để đầu tư lớn. Bài toán lợi nhuận và rủi ro của nông dân không chỉ nằm trong đồng vốn tín dụng, mà cần được giải bằng lời giải tổng thể.

Cần tiến hành theo cả 3 trụ cột phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội và môi trường; vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhưng phải giải quyết các vấn đề xã hội là tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nông dân.

Trong SXKD thì mối quan hệ nông dân với ngân hàng là đương nhiên. Nhưng theo ông có giải pháp nào tốt hơn việc bà con phải gửi sổ đỏ ở ngân hàng?

Vay và nợ là chuyện bình thường trong kinh doanh. Quan trọng là tín dụng sạch, nợ xấu thấp. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn không chỉ bị “nghẽn” mà còn đang có vấn đề cần được xem xét.


Nông dân đang rất khát vốn để sản xuất (Ảnh minh họa)

Kênh tín dụng sắp tới cần được chuyển từ "ban phát", hỗ trợ theo đối tượng “đói vốn” sang tiếp cận theo “chuỗi giá trị nông sản” mới tăng hiệu quả kinh tế.

Những bất ổn của cánh đồng lớn hiện nay là sự liên kết giữa nông dân và DN vẫn lỏng lẻo, cần một cơ chế pháp lý để bảo vệ hai bên. Có liên kết SX hiệu quả thì nông dân mới không phải cắm sổ đỏ ở ngân hàng.

Nông dân ĐBSCL cần được giải phóng bằng kiến thức của nhà kinh doanh. Họ phải được đào tạo nghề, tập trung vào việc nâng cao giá trị SX các ngành hàng chủ lực; mở rộng các ngành nghề phi nông nghiệp. Đó là cách thức giúp họ không chỉ đứng vững trên đồng ruộng, mà còn có thể làm giàu trên đất quê mình.

Các nhóm giải pháp chủ yếu cần được triển khai đồng bộ là phải nâng cao chất lượng quy hoạch, khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quả đầu tư công đến cải cách thể chế, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách.

Hiện mô hình liên kết SX trên cánh đồng lớn của Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) với nông dân rất hiệu quả. Ngoài liên kết SX lúa, cách làm này có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác không?

Mô hình cánh đồng lớn hay cánh đồng liên kết của AGPPS đã trở thành điểm sáng trong nông nghiệp, được nhân rộng ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL.

 1.724 nông dân đã mua hơn 1,8 triệu cổ phiếu với số tiền hơn 56 tỷ đồng của AGPPS mở ra kỳ vọng về hướng đi mới của ngành nông nghiệp, “doanh nhân hóa nông dân” đã thành hiện thực. 

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT về chính sách khuyến khích hợp tác hỗ trợ liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL.

 Mô hình này có thể được nghiên cứu, ứng dụng trong các lĩnh vực thủy sản, trồng mía hay cây ăn trái. Tất nhiên yêu cầu và điều kiện liên kết sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy cánh đồng lớn vẫn tồn tại những hạn chế. Có vướng mắc đã vượt ngoài tầm nỗ lực của AGPPS. Nó đang đòi hỏi sự chuyển đổi căn bản, toàn diện và cần những cải cách mạnh mẽ hơn nữa từ cơ chế, chính sách đồng bộ.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm