| Hotline: 0983.970.780

Nhận diện đối thủ ở vòng loại World Cup

Khi Trung Quốc ngại Việt Nam

Thứ Hai 05/07/2021 , 08:50 (GMT+7)

Khái niệm 'màu cờ sắc áo' rất khó duy trì ở Trung Quốc, bởi gần một nửa đội hình đá chính của họ có thể không biết nói tiếng Trung.

Tiến Linh lập cú đúp vào lưới U22 Trung Quốc góp phần khiến HLV Hiddink mất việc. Ảnh: SBS.

Tiến Linh lập cú đúp vào lưới U22 Trung Quốc góp phần khiến HLV Hiddink mất việc. Ảnh: SBS.

Trước lễ bốc thăm vòng loại thứ ba World Cup 2022, báo chí Trung Quốc đổ dồn chú ý về phía đội tuyển Việt Nam. Họ ca ngợi thành công của thầy trò Park Hang-seo, khi lần đầu tiên giúp lịch sử bóng đá nước ta vào tới vòng loại World Cup giai đoạn cuối. Họ gọi Quang Hải là "Dybala của Đông Nam Á", thậm chí xem Việt Nam là đối thủ đáng gờm.

Cái nhìn ấy của báo chí Trung Quốc rất khác so với chục năm trước. Ngày ấy mỗi khi gặp nhau, có cảm giác đội tuyển Trung Quốc muốn thắng bao nhiêu bàn cũng được. Thành tích đối đầu chỉ rõ điều ấy. Trung Quốc toàn thắng cả 13 lần gặp gỡ, ghi 31 bàn, thủng lưới 13 bàn. Tính riêng từ khi bóng đá Việt Nam hội nhập trở lại đầu thập niên 1990, hai đội gặp nhau 6 lần, Trung Quốc ghi tới 20 bàn thắng, nghĩa là trung bình hơn 3 bàn/trận.

Tuy nhiên, kể từ năm 2018, khi ông Park Hang-seo dẫn dắt các đội tuyển Việt Nam, bóng đá nước ta lột xác. Ngoài thành tích ở đấu trường châu lục, Việt Nam còn đánh bại đối thủ ở cấp độ U22. Hôm 8/9/2019, tiền đạo Tiến Linh ghi cú đúp giúp U22 Việt Nam thắng 2-0 ngay ở Vũ Hán. Chính kết quả này đã góp phần khiến HLV danh tiếng Guus Hiddink phải mất việc.

Từ vị thế chiếu dưới, Việt Nam giờ khiến Trung Quốc nể sợ. Bên cạnh cái nhìn đổi khác từ báo giới, thành tích của hai đội phản ánh rõ sự biến chuyển ấy. Trong khi Việt Nam luôn giữ thế chủ động suốt vòng loại thứ hai World Cup 2022, Trung Quốc từng đứng trước nguy cơ bị loại. Họ may mắn xếp thứ nhì bảng A với 19 điểm, nhờ gặp các đội thuộc diện lót đường như Guam và Maldives và Philippines. Syria, nền bóng đá không nhỉnh hơn Việt Nam là bao, cũng đủ sức vượt qua Trung Quốc để chiếm ngôi đầu.

Thực tế, bóng đá Trung Quốc đã tụt lùi được chục năm. Sau khi giành vé dự World Cup 2002, đội tuyển đất nước tỷ dân không sản sinh ra tài năng nào đáng kể. Họ buộc phải nhập tịch ồ ạt, lần lượt là Ai Kesen, Alan Carvalho, và sắp tới có thể là Alan Kardec. Chính nhờ lực lượng lính đánh thuê này, Trung Quốc đã lách qua khe cửa hẹp để tới vòng loại cuối cùng.

Chiều sâu đội hình không phải vấn đề duy nhất của bóng đá Trung Quốc. Họ còn bị rối bởi kiến trúc thượng tầng, khi mâu thuẫn giữa cựu HLV Hiddink với Phó Chủ tịch LĐBĐ Trung Quốc Gao Hongbo bị phơi bày. Những quy định rối rắm nhằm hạn chế chi tiêu của các CLB Trung Quốc tại Super League càng khiến tình hình bóng đá nước này bị méo mó.

Huyền thoại Fan Zhiyi từng đánh giá: "Nếu xuống sức, Trung Quốc rất dễ thua Việt Nam". Đó không phải điều nói suông, bởi đội tuyển Việt Nam lúc này là một khối gắn kết, chơi kỷ luật và rất biết mình biết người. Ngược lại, khái niệm "màu cờ sắc áo" rất khó duy trì ở Trung Quốc, bởi gần một nửa đội hình đá chính của họ có thể không biết nói tiếng Trung.

Xem thêm
Tủ sách văn hóa Việt chính thức ra mắt thị trường Trung Quốc

Tủ sách văn hóa Việt của Chibooks được Tập đoàn xuất bản Quảng Tây ấn hành tại thị trường Trung Quốc, ngay sau lễ ký kết bản quyền diễn ra sáng 20/5 tại TP.HCM.

Diễn viên Bình An thoát nạn khỏi đám cháy

Tối 17/5, đám cháy bùng phát tại toà nhà ở số 1174 Đường Láng(Hà Nội) khiến nhiều người bị mắc kẹt, trong đó có diễn viên nổi tiếng Bình An

Lần thứ 4 vô địch liên tiếp Ngoại hạng Anh cho Man City?

Ngoại hạng Anh đã bước đến vòng đấu cuối, cuộc đua tìm ra nhà vô địch vẫn đang vô cùng căng thẳng, Man City lợi thế hơn Arsenal 2 điểm.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.