| Hotline: 0983.970.780

Khó hút doanh nghiệp

Thứ Ba 13/03/2012 , 11:01 (GMT+7)

Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển NTM tỉnh Long An giai đoạn 2010-2015 là một chương trình tổng thể về phát triển KT-XH, chính trị và an ninh - quốc phòng...

Thanh Long - một loại cây trồng nổi tiếng của huyện Châu Thành

Tỉnh Long An có 166 xã thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Là tỉnh vốn có ưu thế về nông nghiệp và những năm gần đây có sự phát triển về công nghiệp, GTNT và cơ sở hạ tầng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về kết cấu hạ tầng ở các xã vùng sâu, nhất là các xã vùng Đồng Tháp Mười.

Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT Long An, cho biết: Năm 2011, tỉnh tập trung chỉ đạo các xã trong tỉnh điều tra thực trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, lập quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM. Tỉnh ủy Long An đã ban hành Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển NTM (Chương trình số 10-CTr/TU ngày 02/11/2011). Để cụ thể hóa chương trình đầu tư xây dựng và phát triển NTM của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh xem xét ban hành Nghị quyết về kế hoạch thực hiện chương trình đầu tư xây dựng và phát triển NTM trên địa bàn tỉnh Long An.

Qua kết quả điều tra thực trạng nông thôn năm 2010, thì trong 5 tiêu chí NTM đã có đến 2/3 số xã đạt được là tiêu chí (TC) 4 (Điện), TC 13 (Tổ chức sản xuất), TC 14 (Y tế), TC 16 (Văn hóa), TC 19 (An ninh - Trật tự xã hội) và rất nhiều xã đã gần đạt. Ngoài ra, một số tiêu chí có nhiều triển vọng đạt được trong thời gian tới là: TC 3 (Thủy lợi), TC 8 (Thông tin và Truyền thông), TC 11 ( Hộ nghèo), TC 14 (Giáo dục), TC 18 (Hệ thống tổ chức chính trị xã hội).

Các tiêu chí Long An gặp khó, cần thời gian phấn đấu là TC 10 (Thu nhập). Vì đây là kết quả tác động tổng hợp của tất cả các tiêu chí NTM và rất nhiều yếu tố liên quan khác trong đời sống kinh tế xã hội như: Tâm lý, tình cảm, tập quán, ý chí, tư duy,…Tiêu chí thu nhập hầu hết các xã trong tỉnh chưa đạt. Kế đến là các tiêu chí chưa đạt phần lớn thuộc nhóm kết cấu hạ tầng đòi hỏi kinh phí đầu tư hàng năm rất lớn (nhất là các xã ở vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười), nhưng nguồn vốn hạn chế, quỹ đất công không còn. Tập quán sinh sống phân tán, xen kẽ với ruộng đồng, chôn cất người chết trong đất nhà đã hình thành từ lâu đời, rất khó cho việc quy hoạch, tổ chức xây dựng NTM.

Theo kế hoạch đến năm 2015, Long An phấn đấu đạt 20% xã đạt chuẩn NTM, tức là 33 xã. Những xã nào có điều kiện có thể hoàn thành sớm hơn mốc thời gian dự kiến? Theo ông Lê Minh Đức, tỉnh Long An có 166 xã, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra chỉ tiêu đến năm 2015 có 20% số xã NTM. Tuy nhiên, qua đăng ký của các huyện và xem xét khả năng của các xã, UBND tỉnh đưa ra kế hoạch phấn đấu đến năm 2015 có 36 xã NTM (21,7%). Một số xã có thể phấn đấu đạt tiêu chí xã NTM sớm hơn, cụ thể năm 2013 dự kiến có 6 xã: Dương Xuân Hội (Châu Thành), Mỹ Yên (Bến Lức), Mỹ Lệ (Cần Đước), Mỹ Hạnh Nam (Đức Hòa), Hậu Thạnh Đông (Tân Thạnh), Khánh Hưng (Vĩnh Hưng); năm 2014 dự kiến có các xã: Bình Tâm (TP. Tân An), Đức Lập Hạ (Đức Hòa), Bình Quới (Châu Thành), Long Hòa (Cần Đước).

Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển NTM tỉnh Long An giai đoạn 2010-2015 là một chương trình tổng thể về phát triển KT-XH, chính trị và an ninh - quốc phòng trên địa bàn nông thôn tỉnh. Theo đó, phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã trong tỉnh đạt tiêu chí xã NTM; hoàn thành quy hoạch NTM cho 100% số xã vào năm 2011: Có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn năm 2015 tăng gấp 2 lần so với năm 2009.

Đối với xây dựng NTM, vốn ngân sách là hết sức quan trọng nhưng chỉ chiếm một phần và giữ vai trò là “vốn mồi”. Cho nên các nguồn vốn khác như vốn tín dụng, vốn DN, vốn góp của người dân và tài trợ của các tổ chức, cá nhân mới là chủ yếu và chiếm đa số, trong đó vốn đóng góp của người dân là quan trọng nhất vì nó tham gia vào hầu hết các tiêu chí và với nhiều hình thức: Tiền mặt, ngày công, vật tư, hiến đất, hiến kế. Thực tế, trong những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh Long An đã thực hiện khá tốt việc huy động vốn góp của người dân làm giao thông, thủy lợi. Sắp tới Sở NN-PTNT sẽ tham mưu tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Nhà nước hỗ trợ dân làm” để huy động đóng góp của người dân vào xây dựng NTM.

Một khi người dân thấy được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước cho lợi ích của người dân, thì việc huy động đóng góp của người dân sẽ không khó. Tuy nhiên, hiện nay chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/NĐ-CP ngày 04/6/2010 chưa đủ mạnh, nên việc thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ở Long An cũng còn hạn chế. Do đó, cũng cần có chính sách và cơ chế phù hợp hơn để thu hút vốn của DN tham gia đầu tư vào xây dựng NTM.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất