| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn bủa vây ngành lâm nghiệp: [Bài 1] Rừng luôn được quan tâm đặc biệt

Thứ Ba 15/11/2022 , 10:41 (GMT+7)

Thời gian qua, các địa phương ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, chiến lược phát triển lâm nghiệp luôn được coi trọng.

Những năm qua, công tác bảo vệ rừng tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên luôn được quan tâm đặc biệt. Ảnh: Mai Phương.

Những năm qua, công tác bảo vệ rừng tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên luôn được quan tâm đặc biệt. Ảnh: Mai Phương.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng

Tại Ninh Thuận, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đến năm 2025 đạt 49% và duy trì ổn định đến năm 2030. Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp Ninh Thuận đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu nói trên, ngành nông nghiệp Ninh Thuận đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; tập trung mọi nguồn lực để quản lý bền vững, bảo vệ tốt hơn 157.197 ha rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có; giảm thiểu đến mức thấp nhất các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

Theo ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận, công tác tuyên truyền các quy định, chính sách về lâm nghiệp đến cộng đồng dân cư đã được các đơn vị kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương các cấp quan tâm, không ngừng được tăng cường. Nhờ đó, nhận thức và trách nhiệm của các địa phương và người dân về tầm quan trọng của rừng được nâng lên rõ rệt.

Bên cạnh đó, công tác tham mưu, xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch, phương án, quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) được triển khai kịp thời, đồng bộ, phù hợp điều kiện tình hình thực tế từng địa bàn.

“Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong thời gian qua ngành nông nghiệp Ninh Thuận đã nỗ lực tập trung chỉ đạo quyết liệt, có nhiều giải pháp về nâng cao năng lực trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR, nhờ triển khai hiệu quả nên diện tích và tỷ lệ độ che phủ rừng liên tục tăng theo hàng năm. Tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đạt 46,85%; dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ tăng trên 47,1%, đảm bảo theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tương tự, ở Đăk Lăk, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai nhiều biện pháp quyết liệt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

Từ đó đã tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức, hành động của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, của chủ rừng trong công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng được tăng cường.

Chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng đã ngày càng phát huy hiệu quả trong công tác thu hút, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng tại địa bàn các vùng trong lưu vực của hệ thống thủy điện, từng bước thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tạo việc làm, năng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.

Nhò làm tốt công tác bảo vệ rừng nên những năm qua số vụ vi phậm lâm luật tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã giảm mạnh. Ảnh: M.H.

Nhò làm tốt công tác bảo vệ rừng nên những năm qua số vụ vi phậm lâm luật tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã giảm mạnh. Ảnh: M.H.

“Công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo vệ rừng đã được chú trọng; việc kiểm tra, rà soát, xử lý các dự án nông, lâm nghiệp đã được thực hiện quyết liệt để giải quyết dứt điểm những tồn tại kéo dài. Kiến nghị Trung ương những tồn tại, vướng mắc để xem xét ban hành các chính sách phù hợp với thực tiễn”, ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT Đăk Lăk, chia sẻ.

Hạn chế được tình trạng vi phạm lâm luật

Nhờ siết quản lý, bảo vệ rừng nên nhiều địa phương trong khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên hạn chế được tình trạng vi phạm lâm luật.

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Đăk Lăk cho biết, số vụ vi phạm các quy định pháp luật về lâm nghiệp giảm cả về số vụ lẫn mức độ thiệt hại so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2022, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng và chính quyền địa phương các cấp tổ chức kiểm tra, truy quét chống phá rừng; đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời 161 vụ vi phạm, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2021.

“Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Đăk Lăk có chiều hướng giảm cả về số vụ vi phạm lẫn mức độ thiệt hại. So với 5 năm trước, những năm gần đây số vụ vi phạm lâm luật giảm hơn 44,5%; trong đó, số vụ phá rừng trái pháp luật giảm 31,2%; vận chuyển, mua bán trái phép động vật rừng, gỗ, lâm sản giảm 49,4%; phương tiện tịch thu các loại giảm 43,2%; lâm sản tịch thu giảm hơn 53,1%; số vụ xử lý hình sự tăng 35,5 %”, ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đăk Lăk cho hay.

Việc tuần tra bảo vệ rừng luôn có sự phối hợp với các lực lượng chức năng khác. Ảnh: M.P.

Việc tuần tra bảo vệ rừng luôn có sự phối hợp với các lực lượng chức năng khác. Ảnh: M.P.

Tương tự, ở Ninh Thuận, số vụ vi phạm các quy định pháp luật về lâm nghiệp giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại giảm so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2022, lực lượng kiểm lâm phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng và chính quyền địa phương các cấp tổ chức kiểm tra, truy quét chống phá rừng đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời 161 vụ vi phạm, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2021.

“Đặc biệt, trong năm 2022, nhờ triển khai thực hiện tốt phương án PCCCR và truy quét chống phá rừng được phê duyệt, nên trong năm trên địa bàn Ninh Thuận không xảy ra cháy rừng, đồng thời giảm thiểu thiệt hại tài nguyên rừng do cháy rừng gây ra. Tuy nhiên, trong thời gian tới đây, công tác quản lý, bảo vệ rừng sẽ gặp nhiều khó khăn khi hàng loạt cán bộ ngành lâm nghiệp nghỉ việc”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận chia sẻ.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Trồng 1.000 cây hoa ban tri ân mảnh đất Điện Biên Phủ

Chiến dịch 'Phủ xanh tương lai trên mảnh đất lịch sử' tiến hành trồng 1.000 cây hoa ban tại những di tích lịch sử quan trọng ở thành phố Điện Biên Phủ.

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.