| Hotline: 0983.970.780

Ngành lâm nghiệp lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Nghị định 156

Thứ Sáu 04/11/2022 , 12:55 (GMT+7)

Tổng cục Lâm nghiệp đang chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Tổng cục Lâm nghiệp đang chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Ảnh: Huy Bình.

Tổng cục Lâm nghiệp đang chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Ảnh: Huy Bình.

Thực hiện Kế hoạch hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 của Bộ NN-PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp đã được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Theo đó, Tổng cục Lâm nghiệp đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Dự thảo Nghị định với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan; ban hành Kế hoạch xây dựng Nghị định.

Tổng cục cũng ban hành văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện sơ kết, đánh giá thực hiện Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và đã nhận được 45 báo cáo của các tỉnh, thành phố.

Tổng cục đã thực hiện rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự thảo Nghị định, tổ chức xây dựng dự thảo Nghị định, dự thảo Tờ trình Chính phủ và hồ sơ dự thảo Nghị định.

Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức các cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập và cuộc họp kỹ thuật về xây dựng dự thảo Nghị định; tổ chức khảo sát tại 5 tỉnh; 1 hội thảo khu vực và 5 hội thảo chuyên đề lấy ý kiến về dự thảo Nghị định.

Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng Thông tin điện tử (Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp) và lấy ý kiến bằng văn bản của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan.

Cần có cơ chế hợp lý để hỗ trợ cho các chủ rừng, qua đó nâng cao nội lực của du lịch sinh thái. Ảnh: Huy Bình.

Cần có cơ chế hợp lý để hỗ trợ cho các chủ rừng, qua đó nâng cao nội lực của du lịch sinh thái. Ảnh: Huy Bình.

Tính đến nay, Tổng cục đã nhận được 106 văn bản tham gia ý kiến của 16 bộ, ngành, 58 địa phương và 32 tổ chức, cá nhân khác; đã tổ chức tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình toàn bộ các ý kiến góp ý và chỉnh lý dự thảo Nghị định, hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị định theo quy định.

Tổng cục cũng đã lấy ý kiến bằng văn bản và tổ chức làm việc với các bộ về nội dung liên quan của dự thảo Nghị định; Lấy ý kiến của Bộ Xây dựng về quy định xây dựng công trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng; Tổ chức làm việc với Tổng cục Quản lý đất đai và Tổng cục Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nội dung giao rừng, cho thuê rừng với giao đất, cho thuê đất; dịch vụ hấp thụ carbon rừng...

Trong tháng 11/2022, Tổng cục sẽ hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định và gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; Hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định, trình Chính phủ trong tháng 11/2022.

Cùng với đó, Tổng cục Lâm nghiệp đã hoàn thiện các hồ sơ của dự thảo Nghị định bao gồm: Dự thảo Nghị định; Dự thảo Tờ trình Chính phủ; Báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý; Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị định 156.

Báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự thảo Nghị định; Báo cáo đánh giá tác động chính sách trong dự thảo Nghị định; Báo cáo đánh giá động thủ tục hành chính trong dự thảo Nghị định; các tài liệu có liên quan của dự thảo Nghị định.

Chia sẻ về vấn đề hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong Nghị định 156, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Do vậy, cần phải có cơ chế hợp lý để hỗ trợ cho các chủ rừng, qua đó nâng cao nội lực của du lịch sinh thái. Cấp độ, mật độ, quy định trong xây dựng phải rõ ràng và gắn kết chặt chẽ với Luật Đất đai, Luật Xây dựng. Đồng thời, Tổng cục cũng cần rà soát lại các cơ chế, chính sách, thủ tục để các địa phương có thể triển khai một cách hiệu quả trong thực tế.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Cần tăng đầu tư, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng

Yên Bái là điểm nóng về cháy rừng, ý thức người dân chưa cao, địa hình chia cắt, lực lượng mỏng, thiếu thiết bị chuyên dụng nên công tác chống cháy rừng còn gian nan.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.