| Hotline: 0983.970.780

Khoa học công nghệ trong nông nghiệp: Hàm lượng còn hạn chế, mới nhỉnh 30% giá trị gia tăng

Thứ Hai 28/11/2022 , 17:45 (GMT+7)

Quy mô ứng dụng KHCN còn nhỏ lẻ; sản phẩm, sản lượng KHCN ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp còn khiêm tốn, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp.

Sáng 28/11, tại Hà Nội đã diễn ra diễn đàn “Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH)”.

Sự kiện do Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ chức Cố vấn Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp (CGIAR) tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp

Diễn đàn nhằm chia sẻ, trao đổi thông tin về các nghiên cứu và đổi mới của CGIAR về phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể được áp dụng và nhân rộng ở Việt Nam. Diễn đàn cũng nhằm chia sẻ thông tin và đưa ra các đề xuất để hỗ trợ Bộ NN-PTNT thực hiện các cam kết của Việt Nam trong COP 27 có liên quan đến nông nghiệp và PTNT; khai thác tiềm năng hợp tác giữa Bộ, CGIAR, các đối tác và các bên liên quan để áp dụng, nhân rộng các kết quả nghiên cứu và đổi mới nhằm thúc đẩy nông nghiệp giảm phát thải, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, mặc dù tăng trưởng, bứt phá nhanh nhưng nền nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như hạn hán, xâm nhập mặn, nhiều biến đổi bất thường. Để biến thách thức thành cơ hội, ngành nông nghiệp đã đưa ra nhiều định hướng, chiến lược, chính sách và giải pháp để nông nghiệp duy trì là trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo luôn được coi là mũi nhọn, chìa khóa thành công cho nền tảng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hiện đại và nông nghiệp thông minh.

DSC00201

Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Diễn đàn “Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu". 

Tại Đại hội lần thứ XIII năm 2021, trong bối cảnh tình hình mới, Đảng cũng khẳng định chủ trương phát triển mạnh mẽ KHCN và đổi mới sáng tạo để bứt phá về năng suất, chất lượng hiện quả và sức cạnh tranh trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đối với nông nghiệp, Đại hội chỉ rõ đẩy mạnh, cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, theo hướng hiện đại vùng chuyên canh, hàng hóa chất lượng cao, phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, phổ biến về an toàn lương thực, thực phẩm.

Với ưu thế về nông nghiệp, thời gian qua, Việt Nam đã đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng KHCN vào nhiều mô hình như sản xuất giống, nuôi trồng một số sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, sản phẩm hữu cơ... đem lại hiệu quả rõ rệt.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhận định, nông nghiệp Việt Nam đang chuyển từ “nâu” sang “xanh” rất tích cực, trong đó, phân bón hữu cơ giảm tới mức tới 3 triệu tấn, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đạt xấp xỉ 15%, vùng nguyên liệu đã xây dựng được những mô hình nguyên liệu với những thông tin công khai, minh bạch để thấy rõ về những chỉ tiêu về an toàn thực phẩm (ATTP) trong tất cả các khâu giống, canh tác, nuôi trồng, thu hoạch, sơ chế, chế biến. Nông sản xuất khẩu không chỉ tăng cả về giá trị và uy tín.

KHCN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp và 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. KHCN đã góp phần nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới về các ngành như hồ tiêu, cao su, điều...

“KHCN không chỉ góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị cho sản xuất nông nghiệp góp phần cải thiện đời sống người nông dân mà còn góp phần thay đổi đáng kể diện mạo của nông thôn Việt Nam. KHCN và đổi mới sáng tạo còn được xem là chìa khóa để ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhấn mạnh việc sử dụng KHCN và đổi mới sáng tạo như một chiếc chìa khóa giúp nền nông nghiệp, phát triển nông thôn Việt Nam đạt được các mục tiêu để ra như phát triển nông nghiệp bền vững, thông minh, ứng phó BĐKH; chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững; phấn đấu đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong tốp 15 nước phát triển nhất thế giới...

Nhiều tiềm năng ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Ông Michael Akester, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tổ chức WorldFish cho biết các sự kiện địa chính trị đã đặt ra những thách thức lớn trong việc đổi mới và ứng dụng KHCN trong ngành nông nghiệp.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều thành tựu nổi bật trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp như áp dụng các loại thuốc trừ sâu và phân bón sinh học, hữu cơ giúp tăng cường mức độ an toàn sinh học cũng như chất lượng cho sản phẩm nông sản. Để đảm bảo an ninh lượng thực, giảm phát thải khí nhà kính, chúng tôi cũng đề cập dến việc sử dụng những nguồn năng lượng sạch, xanh và bền vững hơn, cũng như thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Trong bài phát biểu giới thiệu các chính sách và ưu tiên của ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho biết, đóng góp của khoa học công nghệ trong tăng trưởng nông nghiệp còn hạn chế.

congnghecao-14_31_22_150

Khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp và 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. 

Đại diện Viện IPSARD dẫn nghiên cứu của FAO về đánh giá đóng góp của khoa học công nghệ trong tăng trưởng nông nghiệp thông qua tỷ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cho thấy dù mức độ đóng góp của khoa học công nghệ cho tăng trưởng nông nghiệp so với các nước trong khu vực chỉ ở mức trung bình và tiềm năng ứng dụng KHCN trong nông nghiệp là rất lớn.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng chỉ ra một số mặt hạn chế của ứng dụng khoa học công nghệ trong ngàng nông nghiệp. Ông cho biết, khi nhìn vào thực tế, ngành nông nghiệp phải thừa nhận rằng quy mô ứng dụng khoa học công nghệ còn nhỏ lẻ; sản phẩm, sản lượng khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp còn khiêm tốn, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp ở nước ta. Trình độ khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp còn thấp, quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và thiếu tính bền vững.

Tại diễn đàn, các diễn giả cũng đóng góp tham luận về các cam kết, chính sách, ưu tiên của Việt Nam và ngành nông nghiệp trong bối cảnh mới; kết quả nghiên cứu và đổi mới của các mô hình đang được CGIAR áp dụng tại Việt Nam và thảo luận về việc làm thế nào để các đối tác và các bên liên quan có thể cùng tham gia vào quá trình thúc đẩy áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới phục vụ triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với BĐKH.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...