| Hotline: 0983.970.780

Khoa học công nghệ trong nông nghiệp: Thúc đẩy xã hội hóa đầu tư để phát huy tiềm lực

Thứ Tư 30/11/2022 , 06:51 (GMT+7)

Để phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, chiến lược định hướng thúc đẩy xã hội hóa các nguồn đầu tư và đổi mới sáng tạo, đặc biệt từ doanh nghiệp.

Yếu tố then chốt nâng cao hiệu quả

Diễn đàn “Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH)” vừa qua đã xá định rõ cam kết, chính sách, ưu tiên của Việt Nam và ngành nông nghiệp trong bối cảnh mới. Trong đó, đề cao nhiệm vụ thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo để phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng xanh, có trách nhiệm và bền vững.

Bài liên quan

Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong giai đoạn khó khăn nhất, ngành nông nghiệp thể hiện rõ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội với tốc độ tăng trưởng ổn định và những bước tiến trong kim ngạch xuất khẩu. Theo Bộ NN-PTNT, trong 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 82,1 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, xuất khẩu đạt trên 44,9 tỷ USD, tăng 14,1%.

Kể từ khi Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời, vai trò của nông dân và nông thôn ngày càng được nhấn mạnh. Phát triển nông thôn đạt nhiều thành tựu, đời sống người nông dân được quan tâm hơn.

DSC00211

Diễn đàn “Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Ảnh: Diệu Linh. 

Tuy nhiên, theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như tăng trưởng ổn định xong tốc độ tăng trưởng 5 năm chậm lại, năng suất sinh học cây trồng tốt nhưng chưa đem lại hiệu quả chưa cao, tăng trưởng nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc tận dụng tài nguyên đất đai, đầu vào hơn là dựa vào KHCN.

Bên cạnh đó, về cơ hội phát triển cho dân cư nông thôn, các điều kiện cơ bản phát triển ở nông thôn ổn định song tổng thể cơ hội việc làm, đào tạo, tiếp cận dịch vụ chất lượng cao ở khu vực này còn hạn chế. Chương trình Nông thôn mới đã tạo ra nhiều cơ hội song tổ chức, cộng đồng cư dân nông thôn còn hạn chế.

Đại diện IPSARD chia sẻ, Việt Nam đã có nhiều hệ thống chính sách để thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp bền vững hiệu quả hơn. Trong đó, chính sách có tầm ảnh hưởng lớn và độ bao phủ rộng như Nghị quyết 19/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là chính sách có nhiều điểm mới, nhấn mạnh , lồng ghép tất cả ý tưởng về tam nông trước đó, trong các nhấn mạnh nâng cao năng lực và chuyên nghiệp hóa người nông dân.

Bên cạnh đó, ông Thắng cũng đề cập đến Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là chiến lược bao phủ với nhiều chương trình, và đề án cụ thể như chiến lược tiểu ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, cơ giới hóa, KHCN, HTX...; Chương trình Nông thôn mới; Chương trình Giống, Chương trình Công nghệ sinh học, Quy hoạch khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao; Chương trình thương hiệu quốc gia; Chương trình Phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL; Chiến lược thích ứng BĐKH...

Các chiến lược, chính sách được xây dựng để thúc đẩy ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn thay đổi theo hướng xanh, bền vững, có trách nhiệm. Trong đó định hướng chính trong thời gian tới là chuyển từ tư duy sản xuất sang kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, coi khoa học công nghệ, chuyển đổi số là yếu tố then chốt nâng cao hiệu quả, duy trì tăng trưởng, cạnh tranh của ngành.

Trong bối cảnh mới của dịch bệnh, Cách mạnh Công nghiệp 4.0, các tác động từ biến động địa chính trị, BĐKH..., ngành nông nghiệp đã đưa ra nhiều định hướng, chiến lược, chính sách và giải pháp để nông nghiệp duy trì là trụ đỡ của nền kinh tế. Trong đó, có sự thay đổi về mặt quản lý nhà nước và nâng cao vai trò của khu vực tư nhân, người dân trong ngành nông nghiệp. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước phát triển về độ mở, tuy nhiên để tận dụng cơ hội, nông nghiệp cần thay đổi tư duy sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe hơn.

Doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm về đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp

Liên quan đến ứng dụng KHCN trong ngành nông nghiệp, bà Nguyễn Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) cũng thông tin về dự thảo Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo ngành NN-PTNT đến năm 2030,  tầm nhìn đến năm 2050.

Theo bà Thu, dự thảo đang trình và sẽ được phê duyệt sớm để phục vụ ngành NN-PTNT chuyển đổi đổi từ tập trung vào năng suất sang tập trung vào hiệu quả và đa giá trị.

Chiến lược được xây dựng dựa trên bốn quan điểm chính trong đó phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo nền tảng cho phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Chiến lược phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/06/2022 về tam nông và Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, nhằm nâng cao tiềm lực nghiên cứu và chuyển giao trong nước; tiếp thu thành tựu KHCN nước ngoài, chú trọng công nghệ nguồn, công nghệ lõi, thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về KHCN và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6-1667292964209349357442-0-0-911-1458-crop-1667293023524317804872

Chiến lược phát triển nông nghiệp sẽ chú trọng đến công nghệ nguồn, công nghệ lõi, thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một số vấn đề chính trong Chiến lược được thể hiện đậm nét. Cụ thể, Chiến lược khẳng định vai trò của KHCN và đổi mới sáng tạo động lực quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bền vững. Xây dựng hệ thống các tổ chức KH&CN ngành nông nghiệp đủ tiềm lực và trình độ. Chiến lược bổ sung nội hàm về đổi mới sáng tạo là cầu nối đưa KHCN vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm.

Chiến lược định hướng đổi mới cơ chế và hình thành các thể chế thúc đẩy KHCN và đổi mới sáng tạo của ngành. Trong đó, cơ cấu toàn diện hệ thống các cơ sở nghiên cứu KHCN công lập, từng bước chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Nâng cao hiệu quả đầu tư công trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xã hội hóa đầu tư.

Cùng với đó, tập trung xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; chú trọng tháo gỡ các rào cản về hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế, tài chính đối với hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo; cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới, chấp nhận rủi ro trong việc triển khai và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh mới.

Đồng thời, để phát triển tiềm lực KHCN, chiến lược định hướng thúc đẩy xã hội hoá các nguồn đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo, đặc biệt từ doanh nghiệp.

“Việc thúc đẩy KHCN và đổi mới sáng tạo từ trước đến nay chủ yếu từ nguồn lực ngân sách. Tuy nhiên trong giai đoạn tới, chiến lược sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ hơn vai trò của khu vực tư nhân, xã hội hóa nguồn đầu tư KHCN, tận dụng năng lực KHCN của các doanh nghiệp lớn qua hình thức hợp tác công tư”, bà Thu cho biết.

Để phát triển tiềm lực KHCN, chiến lược nhấn mạnh việc đổi mới cơ chế, chính sách để tổ chức KHCN chủ động nguồn thu, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và đào tạo nhận lực; tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tạo cơ chế, môi trường làm việc để thu hút cán bộ nghiên cứu có trình độ cao.

Xem thêm
Trà Vinh kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng

Tỉnh này đã họp bàn tinh gọn tổ chức bộ máy, kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng và thành lập 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.

Khánh Hòa dự báo mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Theo dự báo, từ đêm 23 - 25/12, tỉnh Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất…

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.