| Hotline: 0983.970.780

Khoa học không thể làm ẩu

Thứ Sáu 27/09/2013 , 10:23 (GMT+7)

Tiến sĩ Paul PS Teng - Trưởng Văn phòng nghiên cứu sau đại học tại Viện Giáo dục Quốc gia Singapore - đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi ngắn với PV NNVN tại thảo “Công nghệ sinh học Việt Nam: Hướng phát triển cho tương lai”.

Trong khuôn khổ Hội thảo “Công nghệ sinh học Việt Nam: Hướng phát triển cho tương lai” diễn ra ngày 24/9 do Đại sứ quán Hoa Kỳ và Bộ NN-PTNT đồng tổ chức, PV NNVN đã có cuộc trao đổi ngắn với tiến sĩ Paul PS Teng (ảnh) - Trưởng Văn phòng nghiên cứu sau đại học tại Viện Giáo dục Quốc gia Singapore.

Tại Hội thảo, tiến sĩ Teng cũng có bài thuyết trình về vai trò của công nghệ sinh học nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu vào an ninh lương thực của Việt Nam.

Thưa Tiến sĩ Teng, việc nghiên cứu cây trồng biến đổi gen từng được các nhà khoa học e ngại rằng sẽ tạo ra những loại “siêu côn trùng” hay “siêu cỏ dại” trong tương lai. Bản thân ông có e ngại những điều này?

Không chỉ tôi mà tất cả những người làm khoa học khi phát minh hay nghiên cứu những thứ mới mẻ đều phải lường trước những đe dọa có thể xảy ra. Những mối đe dọa này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến môi trường, thế giới xung quanh chúng ta là một vòng quay thích nghi, tôi có đọc và tham khảo sự e ngại về “siêu côn trùng”, “siêu cỏ dại” đó, nhưng tất cả chúng tôi muốn chứng minh là những cuộc thí nghiệm.

Trước khi đưa ra một giống cây biến đổi gen vào thương mại, bản thân các nhà khoa học phải mất rất nhiều thời gian để chứng minh nó không có tác động đến môi trường, con người và còn cả một hội đồng kiểm duyệt tính an toàn của nó. Bên cạnh đó, nó còn phải được cộng đồng chấp nhận. Cho đến thời điểm giờ, tôi có thể nói rằng, không hề có sự đe dọa về “siêu côn trùng”, hay “siêu cỏ dại”.

Khi đề cập về các giống cây trồng biến đổi gen hiện nay, đa số nông dân Việt Nam vẫn cho rằng, nó có giá thành tương đối cao, là người nghiên cứu về vấn đề này, ông có suy nghĩ gì?

Trên thực tế, thì ở Trung Quốc, người nông dân cũng cho rằng, nó có giá thành cao. Tuy nhiên, người nông dân cũng phải tính toán xem như thế nào là đắt, như thế nào là rẻ, bởi lẽ, trồng cây biến đổi gen có thể thu về năng suất và lợi nhuận lớn hơn so với việc trồng các giống cây không qua biến đổi gen, thì dĩ nhiên chi phí mua vào cũng phải cao hơn. Về mặt giá thành của mỗi giống cây trồng khi được đưa vào các quốc gia, nó còn phụ thuộc vào chính phủ của mỗi nước bằng những chính sách khác nhau để điều chỉnh phù hợp với tình hình từng quốc gia.

Việc phát triển cây trồng biến đổi gen cũng khiến nhiều người e ngại rằng, chúng ta sẽ đánh mất những phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống trước đây?

Chúng ta đang dựa vào con trâu để làm nông, có đúng vậy không? Ở Malaysia trước đây cũng vậy, nhưng bản thân máy móc thay thế vị trí con trâu bởi lẽ, chúng ta cần sản xuất quy mô lớn hơn mới đủ đáp ứng được nhu cầu về lương thực ngày một tăng. Cũng như vậy, người ta chọn xe tải, xe máy để vận chuyển, bởi tất cả chúng ta đều biết, sản xuất để làm giàu, khiến cho cuộc sống no ấm. Đó là sự thay đổi cần thiết, sự xuất hiện của công nghệ là tất yếu.

Chúng ta sẽ phải cải tiến gì để cây trồng biến đổi gen trở nên hoàn hảo hơn nữa?

Quả thực là khó nói, tôi lấy ví dụ thế này, mỗi người chúng ta đều có một cái điện thoại để liên lạc. Nếu cách đây 20 năm, có ai nghĩ rằng, sau này chúng ta sẽ được cầm chiếc điện thoại iPhone có nhiều tính năng như vậy. Thế nào là hoàn hảo? Tôi không thể nói được trước điều này bởi trong khoa học, các nhà khoa học luôn nghiên cứu để đưa ra những thứ tốt hơn, tối ưu hơn, cho nên tương lai của cây trồng biến đổi gen chưa dừng lại tại đây.


Cây trồng biến đổi gen (Ảnh minh họa)

Theo tôi, “việc chưa dừng lại tại đây” đó cũng là lí do bùng nổ những công ty tư nhân nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen ở Mỹ hay một số nước khác?

Câu hỏi của bạn rất thú vị. Tôi nghĩ, ngoài việc cống hiến ra, thì đó còn là sự thương mại và sự cạnh tranh. Trong kinh doanh nhiều khi dẫn đến khách hàng hồ nghi, bởi kinh doanh thường đi kèm với lợi nhuận. Tuy nhiên, với những gì tôi biết thì như ở Mỹ, Chính phủ Mỹ thường có những cuộc điều tra để tìm hiểu tình hình này, bởi Chính phủ Mỹ đặt sự an toàn cho người tiêu dùng, nông dân, môi trường lên trên hết. Khoa học không thể là một thứ có thể làm ẩu được mà phải được điều tra, chứng nhận và xét duyệt.

Ông đã từng có cuộc trao đổi trực tiếp nào với nông dân để nghe những suy nghĩ của họ về cây trồng biến đổi gen chưa?

Tôi đã từng. Kết quả tôi nhận được rất tốt. Người nông dân họ có góc nhìn riêng của họ, những gì tôi nhận được là họ đề cập đến lợi nhuận và năng suất, họ đều vui bởi những thứ tối ưu mà cây trồng biến đổi gen mang lại, họ có nhiều tiền hơn và cải thiện đời sống. Qua đó, tôi nhận thấy họ có niềm tin vào cây trồng công nghệ sinh học và khoa học.

Cảm ơn Tiến sĩ Teng về cuộc trò chuyện này!

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất