| Hotline: 0983.970.780

Khoa học và công nghệ đưa nông sản Cao Bằng vươn xa

Thứ Hai 06/12/2021 , 08:36 (GMT+7)

Tỉnh Cao Bằng luôn khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc hữu.

Sản phẩm lê Đông Khê, huyện Thạch An được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Ảnh: Toán Nguyễn.

Sản phẩm lê Đông Khê, huyện Thạch An được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Ảnh: Toán Nguyễn.

Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng có chủ trương khuyến khích, hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản về năng suất, chất lượng, đổi mới công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cụ thể hóa bằng nhiều chương trình, dự án, đề tài nhằm thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản địa phương, như: Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của tỉnh Cao Bằng đến năm 2020”; “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”...

Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức pháp luật về sở hữu trí tuệ, kỹ năng xây dựng, quản lý, bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ nhằm nâng cao giá trị, uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Nhờ đó giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp, như: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Thịt bò H’Mông Cao Bằng” của Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ bò thịt Cao Bằng; xác lập quyền sở hữu công nghiệp sản phẩm “Thịt chế biến sẵn, lạp sườn, ruốc, thịt sông khói...” của HTX Tâm Hòa.

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho HTX Nông sản Tân Việt Á; xây dựng và thực hiện dự án của Hội nếp Hương Bảo Lạc “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể nếp Hương Bảo Lạc”… với mục đích tạo lập công cụ sở hữu trí tuệ thông qua việc đăng ký, xác lập quyền cho sản phẩm nông sản có nguồn gốc động vật, thực vật của các thành viên hiệp hội.

Sản phẩm vịt cỏ huyện Trùng Khánh có thương hiệu hơn nhờ được chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Ảnh: Toán Nguyễn.

Sản phẩm vịt cỏ huyện Trùng Khánh có thương hiệu hơn nhờ được chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Ảnh: Toán Nguyễn.

Năm 2019, Sở KH&CN phối hợp với UBND huyện Thạch An thực hiện Dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Đông Khê” dùng cho sản phẩm lê Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; tháng 8/2020, được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Đông Khê” cho sản phẩm quả lê Đông Khê huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Tháng 8/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN cấp Giấy công nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu tập thể “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể vịt cỏ Trùng Khánh dùng cho sản phẩm vịt cỏ của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng...”.

Đến nay, tỉnh hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển 8 nhãn hiệu tập thể gồm: quýt Trà Lĩnh, gạo nếp Hương Bảo Lạc, miến dong Nguyên Bình, miến dong hương rừng Phja Oắc Sơn Đông, rượu Tà Lùng, vịt cỏ Trùng Khánh; 2 nhãn hiệu chứng nhận lê Đông Khê, thạch đen (Thạch An) và trên 100 nhãn hiệu thông thường cho các sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh.

Sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Tân Việt Á đạt sản phẩm ba sao OCOP. Ảnh: Toán Nguyễn.

Sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Tân Việt Á đạt sản phẩm ba sao OCOP. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Trần Đức Hiếu, Giám đốc HTX Nông sản Tân Việt Á chia sẻ: Năm 2020, sản phẩm miến của HTX được công nhận sản phẩm ba sao OCOP. Với việc được xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm miến dong của HTX đã góp phần nâng cao thương hiệu, giúp sản phẩm miến của chúng tôi đến được với nhiều chuỗi cửa hàng sạch tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ngoài ra, chúng tôi đã bắt đầu liên kết với một số doanh nghiệp để kết nối đưa sản phẩm đi một số nước Châu Âu, Châu Á như Tiệp Khắc, Nga, Úc, Hàn Quốc. Thời gian tới, HTX sẽ đầu tư thêm các loại máy móc công suất lớn hơn để sản xuất theo hướng chuyên nghiệp, với mục tiêu sản xuất khoảng 1 tấn miến/ngày. Tiến tới đưa sản phẩm vào các siêu thị lớn ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.

Hợp tác xã Trường Anh sản xuất dưa lưới trong nhà kính theo hướng VietGAP. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hợp tác xã Trường Anh sản xuất dưa lưới trong nhà kính theo hướng VietGAP. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Bế Đăng Khoa, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp với các địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân sản xuất, xây dựng và phát triển một số thương hiệu cho các nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh.

Tuy nhiên, việc phát triển thương hiệu cho sản phẩm chủ lực của địa phương hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Để thúc đẩy hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các ngành KH&CN, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương từ quy trình trồng trọt, chế biến, đăng ký nhãn hiệu đến quảng bá, giới thiệu và đưa sản phẩm ra thị trường nhằm phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông thôn gắn với Chương trình OCOP.

Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các HTX, cán bộ quản lý HTX, đào tạo nghề nông thôn; xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động hỗ trợ gắn với tăng cường năng lực thương mại. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, tập thể trong các dự án, hoạt động hỗ trợ làm nền tảng để thúc đẩy việc sử dụng thương hiệu trên thị trường, tạo cơ sở, động lực để nâng cao giá trị sản phẩm, ông Khoa cho biết thêm.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.