| Hotline: 0983.970.780

Không để dịch bệnh tái phát lây lan trên đàn vật nuôi

Thứ Ba 16/04/2024 , 09:05 (GMT+7)

AN GIANG Nhờ chủ động tiêm phòng vacxin đã giúp đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Nhờ chủ động tốt việc tiêm phòng vacxin đầy đủ đã giúp đàn vật nuôi trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh An Giang phòng chống được các loại dịch bệnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ chủ động tốt việc tiêm phòng vacxin đầy đủ đã giúp đàn vật nuôi trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh An Giang phòng chống được các loại dịch bệnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Tiến Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang cho biết, kể từ đầu tháng 3/2024, Chi cục đã triển khai kế hoạch tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn trâu, bò tại 4 huyện vùng đệm, 2 huyện, thành phố vùng nguy cơ thấp và bệnh tai xanh cho đàn heo nái trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu là đạt tối thiểu trên 80% tổng đàn, từ đó ngăn chặn, kiểm soát tốt không để dịch bệnh tái phát và lây lan. 

Theo đó, Chi cục tổ chức tiêm phòng bệnh lở mồm long móng đợt 1/2024 với tổng số trâu, bò được tiêm là 8.200 con, với  8.200 liều vacxin tại 4 huyện vùng đệm như: Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân và Thoại Sơn.

Đồng thời, tiêm phòng bệnh vùng nguy cơ thấp là 9.075 con trâu, bò với tổng số liều vacxin là 9.075 liều tại huyện Chợ Mới và TP. Long Xuyên. Bên cạnh đó, còn tổ chức tiêm phòng bệnh tai xanh cho tổng số heo nái, nọc là 5.000 con với tổng số liều vacxin là 5.000 liều tại 11 huyện, thị, thành phố.

Tổ chức tiêm phòng bệnh lở mồm long móng đợt 1 năm 2024, với tổng số trâu, bò được tiêm là  8.200 con, với  8.200 liều vacxin tại 4 huyện vùng đệm như: Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân và Thoại Sơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổ chức tiêm phòng bệnh lở mồm long móng đợt 1 năm 2024, với tổng số trâu, bò được tiêm là  8.200 con, với  8.200 liều vacxin tại 4 huyện vùng đệm như: Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân và Thoại Sơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh yêu cầu Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai tiêm phòng theo đúng kế hoạch, thành lập đội tiêm phòng và đoàn kiểm tra, giám sát trong quá trình tiêm phòng.

“Nhờ chủ động thực hiện tốt việc tiêm phòng vacxin đầy đủ đã giúp đàn vật nuôi trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh luôn phòng chống được các loại dịch bệnh khá tốt. Bên cạnh đó, tỷ lệ hao hụt trên đàn vật nuôi cũng giảm thấp so với cùng kỳ các năm trước. Đặc biệt, giúp đàn vật nuôi tăng trưởng tốt hơn vừa nhằm đảm bảo sản lượng thịt hàng ngày phục vụ cho thị trường trong và ngoài tỉnh”, ông Trần Tiến Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang khẳng định.  

Đối với các hộ dân, trang trại nuôi gia súc, gia cầm của các doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn An Giang đã tuân thủ theo hướng “phòng bệnh tốt hơn trị bệnh”, chính vì vậy nhiều năm qua các trang trại lớn trên địa bàn đều giảm dịch bệnh, đem lại lợi nhuận khá cao. 

Chủ động tốt việc tiêm phòng vacxin đầy đủ, tỷ lệ hao hụt trên đàn vật nuôi giảm, giúp đàn vật nuôi tăng trưởng tốt hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chủ động tốt việc tiêm phòng vacxin đầy đủ, tỷ lệ hao hụt trên đàn vật nuôi giảm, giúp đàn vật nuôi tăng trưởng tốt hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cụ thể heo thịt được nuôi tại trại heo Việt Thắng tăng quy mô đàn thêm 7.000 con heo thịt/năm và 2.000 con heo nái sinh sản đều tuân thủ tiêm phòng vacxin đầy đủ và nuôi theo hướng an toàn sinh học. Trong năm 2023, Công ty Việt Thắng cung cấp cho thị trường khoảng 20.000 con heo giống cho các trại chăn nuôi. Còn heo thịt nuôi trong dân tăng khoảng 10.000 con giúp tăng trưởng khoảng 90 tỷ đồng.

Gà đẻ trứng, tại trại gà đẻ An Tâm ở huyện Châu Phú quy mô 5.000 con, sản lượng trứng đến hết quý I/2024 ước khoảng 250.000 quả. Còn các trại nuôi bò thịt, tăng đàn trong dân khoảng 200 con đã đem lại giá trị tăng trưởng khoảng 7 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, những năm qua An Giang đẩy mạnh mời gọi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo hướng an toàn sinh học và thân thiện môi trường.

Đến nay, đã có 9 doanh nghiệp thực hiện đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi tại tỉnh, gồm: 4 trại heo với 17.000 con, 3 trại gà có quy mô 65.000 con, 2 trại bò với 1.000 con. Hiện nay, Tập đoàn TH đã triển khai trang trại bò sữa công nghệ cao TH True Milk tại xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn), sẽ phát triển đàn bò sữa quy mô tập trung 20.000 con, đồng thời mở rộng ra các khu vực xung quanh. 

Đối với các hộ dân, trang trại nuôi gia súc, gia cầm của các doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn An Giang đã tuân thủ theo hướng 'phòng bệnh hơn trị bệnh'. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với các hộ dân, trang trại nuôi gia súc, gia cầm của các doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn An Giang đã tuân thủ theo hướng “phòng bệnh hơn trị bệnh”. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Có thể khẳng định, lợi nhuận từ các mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng an toàn sinh học và chăn nuôi tập trung sẽ cho lợi nhuận cao hơn so với các mô hình chăn nuôi nông hộ từ 7-8%. Điều quan trọng là các mô hình chuyển đổi áp dụng công nghệ xử lý phân thải trong chăn nuôi, không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời tận dụng nguồn phân hữu cơ dồi dào phục vụ lại cho cây trồng giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, quản lý dịch hại, tăng thu nhập.    

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.