| Hotline: 0983.970.780

Không để tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác IUU ở vùng biển nước ngoài

Thứ Ba 11/02/2025 , 11:38 (GMT+7)

Để gỡ cảnh báo 'thẻ vàng' của EC, điều kiện tiên quyết phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Bộ NN-PTNT vừa ban hành văn bản gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Nghệ An, Bến Tre, Bạc Liêu và ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; ban cán sự đảng; bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển về việc ngăn chặn, xử lý, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Văn bản nhấn mạnh, để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), điều kiện tiên quyết phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Bộ NN-PTNT chỉ đạo tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Ảnh: Hồng Thắm. 

Bộ NN-PTNT chỉ đạo tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Ảnh: Hồng Thắm

Dự kiến trong tháng 3/2025, Đoàn Thanh tra của EC sang thanh tra thực tế lần thứ 5. Nếu không ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực gỡ cảnh báo “thẻ vàng”, thậm chí nguy cơ nâng cảnh báo lên “thẻ đỏ”.

Thực hiện nhiệm vụ được Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về IUU trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát địa phương thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5, Bộ NN-PTNT (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về IUU) đề nghị:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Nghệ An, Bến Tre, Bạc Liêu lãnh đạo, chỉ đạo: Khẩn trương điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các vụ việc tàu cá, ngư dân địa phương bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; đưa ra truy tố, xét xử vụ việc theo quy định pháp luật hình sự và Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao; thông tin truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe.

Nếu tiếp tục để tàu cá, ngư dân vi phạm ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo “thẻ vàng” phải chịu trách nhiệm trước Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; ban cán sự đảng; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển lãnh đạo, chỉ đạo: Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ và các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về IUU đảm bảo đúng tiến độ, có kết quả, sản phẩm cụ thể để chứng minh tại đợt thanh tra lần thứ 5 của EC.

Tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Áp dụng triệt để Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Đưa ra truy tố, xét xử các vụ việc liên quan đến hành vi đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; môi giới, móc nối, gửi, vận chuyển thiết bị VMS trái quy định pháp luật. Thông tin truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe.

Bố trí cao điểm nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng chức năng tại địa phương (biên phòng, công an các cấp tại địa phương, sở NN-PTNT, chính quyền cơ sở...) thực hiện đồng bộ, quyết liệt, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp vừa tuyên truyền vận động, vừa theo dõi, kiểm soát ngăn chặn, xử lý kịp thời ngay từ trong bờ và trên biển; kiên quyết ngăn chặn, không để tàu cá, ngư dân địa phương tiếp tục vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Xem thêm
Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

HÀ NỘI Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Chấn chỉnh tư duy khoán trắng công tác phòng dịch cho lực lượng thú y

QUẢNG NINH Quảng Ninh yêu cầu các địa phương chấn chỉnh chính quyền xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y khi phòng, chống dịch bệnh động vật.

Trồng 'cây tỉ đô', vừa có tiền, vừa có rừng

THANH HÓA Nhờ áp dụng phương pháp canh tác thuận tự nhiên, vườn mắc ca của HTX Sản xuất mắc ca Thành Phát phát triển rất khỏe, cho năng suất cao.

Sản xuất lúa ‘3 giảm 3 tăng’, lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha

BÌNH ĐỊNH Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ giảm được chi phí sản xuất 15%, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Kỳ vọng đột phá khoa học công nghệ: [Bài 4] Cởi trói cơ chế tài chính

Những chính sách, cơ chế mới theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội sẽ cởi trói về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học.

Khó khăn trong cấp chứng chỉ rừng FSC tại Yên Bái: [Bài 3] Làm gì để nông dân yên tâm sản xuất?

Tỉnh Yên Bái yêu cầu các công ty bao tiêu sản phẩm gỗ được cấp chứng chỉ FSC để người dân yên tâm tham gia chương trình và tránh thiệt hại vốn của doanh nghiệp.