| Hotline: 0983.970.780

Tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân trước khi xuất bến

Chủ Nhật 09/02/2025 , 18:00 (GMT+7)

KIÊN GIANG Sở NN-PTNT Kiên Giang tặng phao cứu sinh, phát tờ rơi tuyên truyền và thư kêu gọi về chống khai thác IUU cho ngư dân trước khi xuất hành chuyến biển đầu năm mới.

Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, ông Lê Hữu Toàn tặng quà và trao thư kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh về chống khai thác IUU cho chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân nhân dịp xuất hành chuyến biển đầu năm mới. Ảnh: Trung Chánh.

Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, ông Lê Hữu Toàn tặng quà và trao thư kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh về chống khai thác IUU cho chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân nhân dịp xuất hành chuyến biển đầu năm mới. Ảnh: Trung Chánh.

Sáng 9/2, tại cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành, Kiên Giang), Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang tổ chức đoàn thăm hỏi, động viên và tặng phao cứu sinh, phát tờ rơi tuyên truyền, thư kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về chống khai thác IUU cho ngư dân trước khi xuất hành ra khơi đánh bắt chuyến biển đầu năm. Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang chúc các chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân một mùa biển thành công, như ý và an toàn trên mọi hải trình.

Lực lượng Kiểm ngư tỉnh Kiên Giang phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật về chống khai thác IUU cho chủ tàu, ngư dân trước khi xuất hành ra khơi bám biển. Ảnh: Trung Chánh.

Lực lượng Kiểm ngư tỉnh Kiên Giang phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật về chống khai thác IUU cho chủ tàu, ngư dân trước khi xuất hành ra khơi bám biển. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Toàn đánh giá, mặc dù năm qua ngành khai thác thủy sản của tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như thời tiết bất lợi, giá cả nhiên liệu biến động và tình hình thị trường xuất khẩu gặp khó. Trong đó, việc chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) là một bất lợi lớn cho hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, ngư dân Kiên Giang vẫn luôn bám biển, duy trì sản xuất và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Sản lượng khai thác năm 2024 đạt 430.821 tấn, chiếm 11% sản lượng cả nước. Những đóng góp của ngư dân không chỉ mang lại giá trị về kinh tế, giải quyết việc làm cho lực lượng làm nghề biển mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Ngành nông nghiệp Kiên Giang cũng ghi nhận các chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân đã nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về thủy sản, các quy định chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Các chủ tàu, ngư dân đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương thực hiện tốt việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá, cấp giấy phép tàu cá, lắt đặt thiết bị giám sát hành trình.

Đặc biệt, tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài đã giảm hẳn, từ tháng 8/2024 đến nay Kiên Giang không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Trước khi lên tàu xuất hành chuyến biển đầu năm mới, hàng trăm ngư dân đã được tặng phao cứu sinh và phát tờ rơi tuyền truyền pháp luật, trao thư kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về chống khai thác IUU. Ảnh: Trung Chánh.

Trước khi lên tàu xuất hành chuyến biển đầu năm mới, hàng trăm ngư dân đã được tặng phao cứu sinh và phát tờ rơi tuyền truyền pháp luật, trao thư kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về chống khai thác IUU. Ảnh: Trung Chánh.

Đồng hành cùng ngư dân trong chuyến mở biển đầu năm mới, đoàn đã trao tặng 100 phao tròn, 100 áo phao và hàng trăm tờ rơi tuyên truyền, thư kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về chống khai thác IUU cho ngư dân.

Đồng thời, tuyên truyền, kêu gọi các chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc về chống khai thác IUU. Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trước khi cho tàu đi khai thác, khai thác đúng nghề, đúng vùng, ghi chép nhật ký khai thác, nhật ký thu mua thủy sản đầy đủ.

Duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình tàu cá, đặc biệt không khai thác thủy sản trái phép vùng biển nước ngoài. Việc này sẽ góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh và góp phần cùng cả nước quyết tâm gỡ "thẻ vàng" của EC trong năm 2025.

Xem thêm
Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

HÀ NỘI Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Chấn chỉnh tư duy khoán trắng công tác phòng dịch cho lực lượng thú y

QUẢNG NINH Quảng Ninh yêu cầu các địa phương chấn chỉnh chính quyền xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y khi phòng, chống dịch bệnh động vật.

Trồng 'cây tỉ đô', vừa có tiền, vừa có rừng

THANH HÓA Nhờ áp dụng phương pháp canh tác thuận tự nhiên, vườn mắc ca của HTX Sản xuất mắc ca Thành Phát phát triển rất khỏe, cho năng suất cao.

Sản xuất lúa ‘3 giảm 3 tăng’, lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha

BÌNH ĐỊNH Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ giảm được chi phí sản xuất 15%, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Kỳ vọng đột phá khoa học công nghệ: [Bài 4] Cởi trói cơ chế tài chính

Những chính sách, cơ chế mới theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội sẽ cởi trói về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học.

Khó khăn trong cấp chứng chỉ rừng FSC tại Yên Bái: [Bài 3] Làm gì để nông dân yên tâm sản xuất?

Tỉnh Yên Bái yêu cầu các công ty bao tiêu sản phẩm gỗ được cấp chứng chỉ FSC để người dân yên tâm tham gia chương trình và tránh thiệt hại vốn của doanh nghiệp.