| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái

Chủ Nhật 27/06/2021 , 09:56 (GMT+7)

CẦN THƠ Thời gian qua, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ khuyến cáo giảm đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái chất lượng cao và từng bước xây dựng vùng nguyên liệu tập trung.

Nông dân ở huyện Thới Lai mạnh dạn chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng măng cầu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân ở huyện Thới Lai mạnh dạn chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng măng cầu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại các huyện ngoại thành Thới Lai, Cờ Đỏ, Phong Điền và quận Ô Môn, Thốt Nốt những năm gần đây đời sống kinh tế của nhiều bà con nông dân khấm khá hơn hẳn nhờ mạnh dạn lên liếp trồng cây ăn trái trên nền đất lúa kém hiệu quả. Những loại cây trồng được các hộ dân chuyển đổi nhiều những năm qua là xoài, sầu riêng, vú sữa, nhãn, măng cụt, cam, mít, mãng cầu.

Anh Đào Huy Lực (ấp Định Khánh A, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) có 7ha đất ruộng làm lúa không hiệu quả nên 3 năm qua anh quyết định lên liếp chuyển sang trồng cây ăn trái. Năm 2019, anh đầu tư gần 1 tỷ đồng để trồng mít và sầu riêng. Hiện tại, cây mít đã cho thu hoạch và có thu nhập khá nuôi được chi phí phân bón, thuốc BVTV cho cây sầu riêng. 

Anh lực nói: "Cây sầu riêng mới là chủ lực". Loại sầu riêng được gia đình anh chọn trồng là Ri 6 và Monthong. Theo dự kiến khi sầu riêng cho trái anh Lực sẽ chặt bỏ bớt mít để nhường không gian phát triển cho cây sầu riêng.

Nhờ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái nông dân có nguồn thu nhập khá hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái nông dân có nguồn thu nhập khá hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Ngô Văn Lợi (ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ) có 1,5ha đất trồng lúa hàng chục năm qua nay anh quyết định chuyển 1ha sang trồng thanh long. Anh Lợi vay vốn đầu tư vào hết hơn 150 triệu đồng để làm hệ thống điện, nước, trụ đỡ và cây giống. Sau hơn 10 tháng trồng, vườn thanh long trên nền đất chuyên canh cây lúa ngày nào cũng cho trái.

Vụ đầu tiên rất may mắn là thanh long được giá, anh Lợi thu hoạch được gần 1 tấn trái bán cho vựa với giá hơn 30.000 đồng/kg. Sau đó cứ 4 tháng thu hoạch một lần, năng suất 250kg/công, giá trung bình khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Anh Lợi cho biết: Trước đây làm lúa 3 vụ/năm nhưng cuộc sống không khá giả do năng suất thấp. Xem ti vi thấy bà con ở Long An, Tiền Giang trồng thanh long có thu nhập cao nên quyết định chuyển đổi. Tuy mới thu hoạch thanh long được vài năm nay nhưng kinh tế khá hơn trước đây trồng lúa.

Mặc dù hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nến giá thanh long thấp. Hy vọng khi dịch qua đi thanh long xuất khẩu được thuận lợi thì giá lại tăng. “Dù sao đi nữa việc chuyển đổi đất lúa sang trồng thanh long của gia đình là hướng đi đúng”, anh Lợi khẳng định.

Nông dân ở huyện Cờ Đỏ chuyển đổi cây trồng trên nền đất lúa kém hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân ở huyện Cờ Đỏ chuyển đổi cây trồng trên nền đất lúa kém hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó GĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: Hơn 5 năm qua bà con nông dân đã chuyển đổi diện tích đất ruộng lúa kém hiệu quả, vườn tạp và vườn không chuyên canh sang trồng chuyên canh các loại cây ăn trái đặc sản như: sầu riêng, xoài, nhãn, vú sữa, dâu Hạ Châu có giá trị kinh tế cao. Tính đến thời điểm này, tổng diện tích trồng cây ăn trái của toàn TP Cần Thơ hơn 21.000 ha.

Đồng hành với bà con nông dân, thời gian qua ngành nông nghiệp cùng các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ. Cụ thể cung là tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ cây giống và kết nối cung cầu nhằm giúp bà con chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Liên kết bà con nông dân và HTX hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung, cấp mã số vùng trồng gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Đến nay, TP Cần Thơ có 26 HTX, tổ hợp tác, câu lạc bộ trồng cây ăn trái theo hướng chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, 15 HTX, tổ hợp tác trồng cây ăn trái được hỗ trợ sản xuất theo quy trình VietGAP với hơn 266 ha. Toàn thành phố có hơn 100 ha cây ăn trái được chứng nhận VietGAP với các loại xoài cát Hòa Lộc, nhãn, vú sữa, mít, cam, sầu riêng…

Năm 2020, TP Cần Thơ chuyển đổi được khoảng 2.000 ha diện tích làm lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Trong đó, có 328 ha mận, 204 ha nhãn, 362 ha sầu riêng, 744 ha mít và 149 ha mãng cầu.  Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2020, TP Cần Thơ chuyển đổi được khoảng 2.000 ha diện tích làm lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Trong đó, có 328 ha mận, 204 ha nhãn, 362 ha sầu riêng, 744 ha mít và 149 ha mãng cầu.  Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nghiêm cho biết thêm: Ngành nông nghiệp Cần Thơ rất quan tâm hỗ trợ nông dân xây dựng các vùng trồng cây ăn trái tập trung đảm bảo cuất lượng, được cấp mã số vùng trồng và sản xuất theo các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường. Trái cây muốn xuất khẩu đi các nước, đưa vào siêu thị và các kênh bán hàng cấp cao, đòi hỏi phải đạt chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc.  

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.