| Hotline: 0983.970.780

Không thiếu nguồn thực phẩm tết

Chủ Nhật 31/01/2021 , 15:03 (GMT+7)

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đi kiểm tra nguồn cung thực phẩm và kiểm soát ATTP trước, trong và sau tết Tân Sửu 2021 tại TP.HCM.

Cam kết không tăng giá 

Tiếp Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đến thăm và làm việc với công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan), ngày 30/1, ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Vissan đã báo cáo về công tác chuẩn bị nguồn hàng thực phẩm cho tết Nguyên đán năm 2021.

Vissan đã sớm đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh đợt tết Tân Sửu 2021 với dự kiến sản lượng tăng từ 5%-10% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: MS.

Vissan đã sớm đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh đợt tết Tân Sửu 2021 với dự kiến sản lượng tăng từ 5%-10% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: MS.

Theo đó, từ tháng 6/2020 Vissan đã sớm đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho đợt tết Tân Sửu 2021 với dự kiến sản lượng tăng từ 5%-10% so với cùng kỳ năm trước; trong đó thực phẩm tươi sống là 2.290 tấn, thực phẩm chế biến là 5.183 tấn. Nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm tươi sốngthực phẩm chế biến trong dịp tết Nguyên đán 2021, Vissan cũng đã chủ động nguồn nguyên liệu dự trữ đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Cụ thể đối với nguyên liệu chính là heo hơi, bên cạnh nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty, Vissan đã ký hợp đồng với các trại chăn nuôi lớn, đáp ứng được các tiêu chuẩn theo yêu cầu, đảm bảo sản lượng ổn định và đạt tiêu chuẩn VietGAP, cơ bản sẽ cung cấp đầy đủ nhu cầu trong cao điểm tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, Vissan cũng sử dụng nguồn bò Úc được giết mổ theo tiêu chuẩn ESCAS. Đến thời điểm hiện nay công ty cũng đã dự trữ đầy đủ nguồn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chế biến.

Vissan đã sẵn sàng đầy đủ hàng hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và cam kết không tăng giá hàng hóa 1 tháng trước và sau tết. Ảnh: MS.

Vissan đã sẵn sàng đầy đủ hàng hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và cam kết không tăng giá hàng hóa 1 tháng trước và sau tết. Ảnh: MS.

Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Vissan cho biết: “Hệ thống của Vissan sẽ tập trung giết mổ trong 5 ngày cao điểm tết từ đêm 25 đến rạng sáng 30/12 Âm lịch để phục vụ nguồn thực phẩm tươi sống cho người dân. Còn từ tháng 10/2020 công ty cũng đã tổ chức sản xuất các mặt hàng thực phẩm chế biến để luôn đảm bảo tiến độ sản xuất theo kế hoạch. Chúng tôi đã sẵn sàng đầy đủ hàng hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và cam kết không tăng giá hàng hóa 1 tháng trước và sau Tết”.

Theo ông An, đến nay công ty Vissan đã hoàn thiện chương trình truy xuất nguồn gốc chuỗi 3F (Feed – Farm - Food) và tham gia chương trình đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo (TE-FOOD)” của TP.HCM. Hiện tất cả các sản phẩm của Vissan đang phân phối tại chuỗi cửa hàng đều có mã truy xuất nguồn gốc, công ty sẽ ứng dụng công nghệ truy xuất thực phẩm thịt sạch đến từng con heo thay vì truy xuất đến đàn heo như hiện nay.

Hiện tất cả các sản phẩm của Vissan đang phân phối tại chuỗi cửa hàng đều có mã truy xuất nguồn gốc. Ảnh: MS.

Hiện tất cả các sản phẩm của Vissan đang phân phối tại chuỗi cửa hàng đều có mã truy xuất nguồn gốc. Ảnh: MS.

Các cửa hàng phân phối của Vissan sẽ kéo dài thời gian phục vụ trong những ngày cao điểm tết, đặc biệt bán đến chiều 30 tết và mở cửa bán lại vào ngày mùng 2 tết. Hệ thống xe chuyên dụng được trang bị đầy đủ phục vụ công tác vận chuyên phân phối, đảm bảo các điều kiện vệ sinh phù hợp.

Siết chặt an toàn thực phẩm 

Theo Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM, chỉ còn chục ngày nữa là đến tết Nguyên đán, vấn đề VSATTP càng trở nên nóng hơn khi nhu cầu mua hàng hóa, thực phẩm tăng cao.

TP.HCM đã thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành tuyến thành phố, tập trung kiểm tra những DN sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ảnh: MS.

TP.HCM đã thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành tuyến thành phố, tập trung kiểm tra những DN sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ảnh: MS.

Ban Quản lý ATTP TP.HCM cho biết, thời điểm từ nay đến sát tết Nguyên Đán, công tác kiểm soát ATTP sẽ được tăng cường và siết chặt hơn nữa. Do đó, từ nay đến cuối tháng 3/2021, sẽ thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành tuyến thành phố, tập trung kiểm tra những DN sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đặc biệt, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp tết như: thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh mứt, kẹo, rau, củ quả, phụ gia thực phẩm, thực phẩm đông lạnh nhập khẩu…và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. 

Đối với công tác quản lý ATTP trước, trong và sau tết Nguyên đán 2021, ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM chia sẻ: “Các ngành chức năng đã triển khai tuyên truyền sâu rộng đến các nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và tiểu thương ở các chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM. Dịp tết lực lượng thú y được tăng cường để đảm bảo ATTP dịp tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2021 cho người dân Thành phố”.

Theo ông Hiệp, TP.HCM đã có nhiều năm thực hiện chương trình bình ổn thị trường và 2 tháng trước tết năm nay, Thành phố cũng đã tập trung được nguồn vốn gần 2.000 tỉ đồng cho chương trình này. Do ảnh hưởng Covid nên thu nhập của người dân bị giảm nhiều, do vậy cần tăng cường khuyến mãi từ 5-15% để kích thích tiêu dùng. Đồng thời, khuyến khích người dân đẩy mạnh thương mại điện tử, đặt hàng mua qua APP, qua mạng nhằm hạn chế việc phải đến siêu thị đông người vì diễn biến dịch Covid. Tuy nhiên, người dân cũng không lo phải dự trữ hàng hóa trong dịp tết vì hàng hóa các chợ sẽ đảm bảo phục vụ đủ cho người dân. Thành phố đang chỉ đạo tổ chức 350 chuyến bán hàng lưu động, tập trung vào các KCN, Khu chế xuất nhằm phục vụ công nhân, người lao động không có điều kiện về quê ăn tết.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt cũng cho rằng, qua cân đối việc tiêu thụ lương thực trong nước cho TP.HCM, vùng ĐBSCL và cả vùng Đông Nam bộ, đến nay vẫn còn dư khoảng 3-3,5 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu. Do vậy, đầu năm mới chắc chắn không bị thiếu lương thực trong nước mà vẫn còn dư để xuất khẩu.

Đại diện Chi cụcThú y Vùng 6 cũng khẳng định, về ATTP đã thực hiện kiểm dịch 375.000 tấn nông sản đông lạnh các loại; kiểm dịch 100% các lô hàng, hầu hết các mẫu đều đạt chất lượng đảm bảo đưa hàng hóa ra thị trường phục vụ trong dịp tết Nguyên đán.

Theo kiến nghị của Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, TP.HCM chăn nuôi không nhiều nhưng mức tiêu thụ thì rất lớn, dịp tết nhu cầu sẽ tăng khoảng 15% thực phẩm thịt. Hơn nữa, dịch Covid đang diễn biến phức tạp nên trong dịp tết có thể nhiều người lao động không về quê được, TP.HCM cần phải xem tăng cường nguồn thực phẩm phục vụ tết kịp thời.  

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự chủ động chuẩn bị nguồn cung thực phẩm và kiểm soát ATTP phục vụ nhu cầu người dân trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán của các cơ quan, đơn vị, DN. Ảnh: MS.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự chủ động chuẩn bị nguồn cung thực phẩm và kiểm soát ATTP phục vụ nhu cầu người dân trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán của các cơ quan, đơn vị, DN. Ảnh: MS.

Sau khi kiểm tra thực tế tại một số đơn vị cung ứng nguồn thực phẩm Tết trên địa bàn TP.HCM, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự chủ động chuẩn bị nguồn cung thực phẩm và kiểm soát ATTP phục vụ nhu cầu người dân trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán của các cơ quan, đơn vị, DN.

Theo Thứ trưởng Tiến, tổng sản phẩm thực phẩm đến nay đã vượt so với năm 2019, riêng về thịt gia cầm đã đạt tới 1,47 triệu tấn, trong khi mục tiêu chỉ 1,2 triệu tấn, như vậy nguồn cung thực phẩm trong dịp tết năm nay tương đối dồi dào, đáp ứng cơ bản được nhu cầu thị trường trước, trong và sau tết.

Từ nay đến tết Nguyên đán 2021, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, nhất là thịt lợn sẽ tăng lên từ 15-20% so với bình quân.Tuy nhiên, với việc duy trì ổn định đàn gia súc, tình hình tái đàn lợn đạt kết quả tốt và tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, về cơ bản thị trường thịt lợn sẽ ổn định, cân đối cung cầu đảm bảo không bị thiếu hụt thực phẩm trong dịp tết này. TP.HCM cần thiết xây dựng kịch bản nguồn dự trữ thực phẩm và ATTP khi diễn biến dịch Covid đang xảy ra rất khó lường và nếu phải giãn cách xã hội.   

“Việc thanh tra kiểm tra tại TP.HCM đã có sự chuyển biết rất tích cực, nổi bật là công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng tới tận cơ sở, DN, thậm chí tới từng hộ gia đình đã giúp người dân “thông minh” hơn trong việc lựa chọn thực phẩm chất lượng cho gia đình sử dụng.

Về ATTP phải liên tục cập nhật vì tác động của TP.HCM sẽ ra nhiều tỉnh thành cả nước, cần làm theo chuỗi, tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi giết mổ. Nếu không nghiêm túc thực hiện thì không bao giờ giảm thiểu được tình trạng vi phạm”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Xem thêm
Trưởng ban Nội chính Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre

Bến Tre Đến nay, có 8/17 chỉ tiêu đạt trên 80% so với mục tiêu Nghị quyết, tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 4,97%, thu nhập bình quân đầu người đạt 56,8 triệu người/năm.

Lễ hội quế lớn nhất nước giới thiệu hơn 50 sản phẩm từ quế

Yên Bái Ngày 5/1, huyện Văn Yên tổ chức Lễ hội quế lần thứ 5 với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm quảng bá, giới thiệu vùng quế lớn nhất cả nước.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20%

Cục Hàng không Việt Nam ghi nhận giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20%, vé phổ thông chặng TP.HCM - Hà Nội khoảng 2,9 triệu đồng.