| Hotline: 0983.970.780

Không tiêm vacxin, rất khó phục hồi việc làm

Thứ Bảy 30/10/2021 , 11:24 (GMT+7)

Số liệu cho thấy với mỗi 14 người được tiêm vacxin đầy đủ trong quý II/2021, thị trường lao động sẽ được bổ sung thêm một công toàn thời gian.

Báo cáo nhanh mới nhất của ILO về tác động của đại dịch COVID-19 tới thị trường lao động cho thấy sự đình trệ trong công cuộc phục hồi toàn cầu và sự chênh lệch đáng kể giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.

COVID-19 và sự tổn thất giờ làm việc trong năm 2021

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, tổn thất về giờ làm việc năm 2021 do đại dịch sẽ cao hơn đáng kể so với số liệu ước tính đưa ra trước đây do công cuộc phục hồi của các nước phát triển và các nước đang phát triển ở hai tốc độ khác nhau, đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu nói chung.

ILO hiện dự báo thời giờ làm việc toàn cầu năm 2021 sẽ thấp hơn 4,3% so với mức trước đại dịch (quý IV/2019), tương đương với 125 triệu việc làm toàn thời gian. Đây là mức điều chỉnh đáng kể so với số liệu dự báo mà ILO đưa ra trong tháng 6 là 3,5%, tương đương với 100 triệu việc làm toàn thời gian.

Thay đổi về giờ làm việc toàn cầu (đã điều chỉnh cho nhóm dân số 15–64 tuổi) so với Quý 4 năm 2019 (tỷ lệ phần trăm). Nguồn: ILO.

Thay đổi về giờ làm việc toàn cầu (đã điều chỉnh cho nhóm dân số 15–64 tuổi) so với Quý 4 năm 2019 (tỷ lệ phần trăm). Nguồn: ILO.

Báo cáo nhanh số 8 của ILO "COVID-19 và thế giới việc làm" cảnh báo rằng nếu không có những hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cụ thể, sẽ tồn tại sự “phân hóa lớn” trong xu hướng phục hồi việc làm giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Trong quý III/2021, tổng thời giờ làm việc ở các nước thu nhập cao thấp hơn quý IV/2019 là 3,6%. Ngược lại, con số này tại các nước thu nhập thấp ở mức 5,7% và tại các nước thu nhập trung bình thấp hơn là 7,3%.

Nhìn từ góc độ khu vực, châu Âu và Trung Á ghi nhận mức tổn thất thời giờ làm việc thấp nhất so với các mức trước đại dịch (2,5%). Tiếp đến là châu Á và Thái Bình Dương, ở mức 4,6%. Châu Phi, châu Mỹ và các quốc gia Ảrập ghi nhận mức giảm lần lượt là 5,6%, 5,4% và 6,5%.

Số liệu ước tính cho thấy với mỗi 14 người được tiêm vacxin đầy đủ trong quý II/2021, thị trường lao động toàn cầu sẽ được bổ sung thêm tương đương một công toàn thời gian. Nguồn: moit.gov.vn.

Số liệu ước tính cho thấy với mỗi 14 người được tiêm vacxin đầy đủ trong quý II/2021, thị trường lao động toàn cầu sẽ được bổ sung thêm tương đương một công toàn thời gian. Nguồn: moit.gov.vn.

Vaccine và chính sách kích thích tài khóa

Sự phân hóa lớn này chủ yếu là do những khác biệt lớn trong việc triển khai vacxin và các gói kích thích tài khóa.

Số liệu ước tính cho thấy với mỗi 14 người được tiêm vacxin đầy đủ trong quý II/2021, thị trường lao động toàn cầu sẽ được bổ sung thêm tương đương một công toàn thời gian. Điều này có tác dụng đáng kể thúc đẩy công cuộc phục hồi.

Trên toàn cầu, giả sử nếu không có vacxin thì tổng mức tổn thất thời giờ làm việc trong quý II/2021 đã ở mức 6%, thay vì thực tế là 4,8%.

Tuy nhiên, việc triển khai tiêm chủng rất không đồng đều đồng nghĩa với việc hiệu quả tích mang lại cho các nước thu nhập cao là lớn nhất, không đáng kể ở các nước thu nhập trung bình thấp hơn, và gần như bằng không ở các nước thu nhập thấp.

Sự mất cân bằng này có thể được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả khi có sự đoàn kết toàn cầu lớn hơn trong vấn đề vacxin. ILO ước tính rằng nếu các nước thu nhập thấp được tiếp cận vacxin công bằng hơn thì chỉ cần trong hơn một quý, việc phục hồi thời giờ làm việc có thể bắt kịp được với các nền kinh tế giàu có hơn.

Các gói kích thích tài khóa cũng vẫn là một yếu tố then chốt trong quỹ đạo phục hồi. Tuy nhiên, khoảng trống về kích thích tài khóa phần lớn vẫn chưa được giải quyết, theo đó 86% các biện pháp kích thích toàn cầu tập trung ở các nước thu nhập cao. Số liệu ước tính cho thấy trung bình, với 1% GDP hàng năm được bổ sung thêm cho gói kích thích tài khóa, tổng thời giờ làm việc hàng năm tăng thêm 0,3 điểm phần trăm so với quý IV/2019.

Khoảng cách trong năng suất và doanh nghiệp

Cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng tác động tới năng suất, người lao động và doanh nghiệp theo cách khiến sự chênh lệch lớn hơn. Khoảng cách về năng suất giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển dự báo sẽ tăng từ 17,5:1 lên 18:1 về giá trị thực, là mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2005.

“Quỹ đạo hiện tại của thị trường lao động là quỹ đạo của một công cuộc phục hồi bị đình trệ, cùng với sự xuất hiện của những nguy cơ đi xuống và sự phân hóa lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển,” ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO, cho biết. “Sự phân bổ vacxin và năng lực tài khóa không đồng đều đang định hình những xu hướng này, và cả hai vấn đó đều cần được khẩn trương giải quyết.”

“Tại ILO, chúng tôi đã bắt đầu hành động. Tháng 6 vừa qua, Hội nghị Lao động Quốc tế đã thông qua Lời kêu gọi Hành động Toàn cầu vì một công cuộc phục hồi từ COVID-19 lấy con người làm trung tâm, một lộ trình mà các nước cam kết đảm bảo công cuộc phục hồi kinh tế và xã hội từ khủng hoảng mang tính bao trùm, bền vững và có khả năng chống chịu. Đã đến lúc triển khai lộ trình này, một lộ trình hoàn toàn phù hợp với Chương trình Nghị sự Chung của Liên hợp quốc và Chương trình tăng tốc Toàn cầu vì Việc làm và An sinh Xã hội,” ông Ryder cho biết thêm.

Xem thêm
Gia vị Việt Nam bị châu Âu cảnh báo tăng gấp 7 lần

Việt Nam là nước bị châu Âu cảnh báo nhiều nhất về gia vị nhập khẩu trong năm qua, với số trường hợp cao gấp 7 lần năm 2023.

Hỗ trợ doanh nghiệp Việt gia tăng lợi thế cạnh tranh

GEARS@VIETNAM giúp doanh nghiệp tại Việt Nam đo lường và thực hành ESG toàn diện trong quản trị nguồn nhân lực, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.