| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 25/05/2020 , 05:35 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 05:35 - 25/05/2020

Không từ một thứ gì!

Đại dịch Covid-19 đã tấn công vào đời sống của toàn xã hội. Trong đó những hộ nghèo và cận nghèo bị tấn công đầu tiên và nặng nề nhất.

Trước tình hình đó, rất nhiều người có điều kiện hơn trong xã hội đã góp tay chia xẻ với những người nghèo như cây ATM gạo miễn phí, những gói quà, những bữa cơm miễn phí..., đặc biệt, chính phủ đã dành ra 62 ngàn tỷ đồng để trợ cấp cho những hộ này.

Và trong khi rất nhiều hộ nghèo đã từ chối nhận những đồng tiền trợ cấp của chính phủ với một lý do rất cao đẹp là “nhường lại cho những người còn khó khăn hơn”, thì lại có những kẻ lợi dụng quyền chức để tước đoạt những đồng tiền trợ cấp ít ỏi đó của người nghèo, mang cho người thân của mình.

Đó là trường hợp một số lãnh đạo xã Yên Thọ (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Theo kết luận của UBND huyện Yên Định, thì đã có tới 9 hộ thuộc loại giàu có, có nhà hai, ba tầng khang trang, có ô tô, là người thân của họ được họ đưa vào danh sách hộ nghèo của xã để nhận tiền từ gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng của chính phủ.

Trong số 9 hộ đó, có tới 3 hộ là thân nhân của chủ tịch UBND xã, 1 hộ là người thân của phó chủ tịch UBND xã. Số còn lại là thân nhân của các cán bộ khác.

Đó mới chỉ là số hộ theo kết quả kiểm tra ban đầu. Con số thực chắc chắn còn cao hơn. Và không chỉ một xã như Yên Thọ. Rất nhiều xã khác rất có thể cũng có tình trạng trên. Đó chính là một dạng tham ô.

Cứ mỗi hộ khá giả lọt vào danh sách nhận hỗ trợ của chính phủ, thì có một hộ khó khăn, xứng đáng được nhận, bị bật ra ngoài.

Điều này đã gây rất nhiều bức xúc cho người dân địa phương, khiến đơn từ gửi đi khắp nơi, tình hình an ninh chính trị ở địa phương bị ảnh hưởng, lòng tin vào chính quyền bị tổn hại.

Ăn những thứ của công khác đã xấu xa, đã bẩn thỉu, đã đáng ghê tởm rồi. Ăn của cả những người nghèo đang gặp cơn bĩ vận, cơ nhỡ, thì còn xấu xa, bẩn thỉu, đáng kinh tởm gấp nhiều lần.

Nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng nói “bọn tham nhũng ăn của dân không từ một thứ gì”. Những gì vừa xảy ra ở Yên Thọ chính là một biểu hiện sinh động nhất của việc “ăn của dân không từ một thứ gì”.

Một khoản trợ cấp chỉ vài ba triệu bạc mà cũng không thoát, thì đến những món lớn, như một dự án được đầu tư vào xã, do UBND xã làm chủ đầu tư, có trị giá một vài chục tỷ đến cả trăm tỷ chẳng hạn, thì chúng còn đục khoét dữ dội đến mức nào?

Cần phải xử lý thật nghiêm bọn cướp cơm của người nghèo này.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm