| Hotline: 0983.970.780

Khuyến khích nông dân tái sản xuất sau dịch bệnh Covid-19

Thứ Năm 21/10/2021 , 01:54 (GMT+7)

NINH THUẬN Sở NN-PTNT Ninh Thuận thường xuyên bám sát cơ sở, khuyến khích nông dân đẩy mạnh tái sản xuất sau dịch bệnh Covid-19 nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm cuối năm.

Nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sau dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, Sở NN-PTNT Ninh Thuận đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, bám sát cơ sở động viên bà con nông dân tăng cường tái sản xuất. 

Tại huyện Ninh Hải, ông Thái Bá Trung, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Xuân Hải (huyện Ninh Hải) cho biết do dệnh Covid-19, việc tiêu thụ nông sản gặp khó khăn nên nhà nông chần chừ xuống giống cho vụ mới.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Ninh Thuận kiểm tra tình hình sản xuất trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Ninh Thuận kiểm tra tình hình sản xuất trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT, các ngành liên quan và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện cho nông dân thu hoạch, tiêu thụ nông sản.

Dù rất nỗ lực, nhưng cũng không thể hỗ trợ tiêu thụ hoàn toàn nông sản cho bà con trên địa bàn tỉnh, dẫn đến một số nơi nông dân gặp khó khăn. Do đó, nông dân lo ngại, không mạnh dạn tái sản xuất cho vụ mùa 2021. 

Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT kiến nghị các ngân hàng hỗ trợ khoanh nợ, giảm lãi suất vay, để nông dân có điều kiện tái sản xuất. Khi tình hình dịch bệnh được khống chế, khả năng nông sản, lương thực, thực phẩm sẽ tăng giá do sản xuất nông nghiệp trước đó bị đình trệ. Vì vậy, không chỉ ngành nông nghiệp mà các ban, ngành liên quan và chính quyền địa phương nỗ lực động viên người dân vượt qua khó khăn, tái sản xuất.

Hiện nay, bà con nông dân Ninh Thuận đã bắt nhịp trở lại sau dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Hiện nay, bà con nông dân Ninh Thuận đã bắt nhịp trở lại sau dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Ông Đặng Kim Cương cho rằng, nếu xảy ra tình trạng nông dân không tái sản xuất, sẽ dẫn đến khủng hoảng lương thực, thực phẩm, không bảo đảm cung cấp cho người dân, nhất là khi các đô thị, khu công nghiệp hoạt động trở lại, đặc biệt là dịp cuối năm.

Do đó, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động và có nhiều chính sách hỗ trợ để nông dân xuống giống tái sản xuất...

Thời gian qua, các ngành chức năng có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, nhưng vấn đề cần quan tâm là duy trì chuỗi hoạt động sản xuất, tạo điều kiện để nông dân thuê được lao động làm việc mà vẫn thực hiện đúng các quy định về công tác phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, cần có các chính sách hỗ trợ thiết thực từ ngân hàng, trong đó có vấn đề khoanh nợ, giãn nợ để nông dân yên tâm tái sản xuất trong tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp...

  • Tags:
Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Dịch bệnh bủa vây, người nuôi thận trọng tái đàn

PHÚ YÊN Hiện, người chăn nuôi ở tỉnh Phú Yên đang tập trung tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại nhằm tái đàn thuận lợi, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất