| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông Hà Giang đồng hành cùng nông dân vùng cực Bắc

Thứ Tư 29/05/2024 , 09:48 (GMT+7)

Chiều 28/5, Sở NN-PTNT Hà Giang tổ chức tổng kết 30 năm công tác khuyến nông tại địa phương, từ năm 1994 đến năm 2024.

Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang. Ảnh: Lê Hoàn.

Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang. Ảnh: Lê Hoàn.

30 năm qua, hệ thống khuyến nông Hà Giang đã làm tốt vai trò đồng hành, hỗ trợ nông dân trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình, cây con giống mới vào sản xuất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành nông nghiệp, góp phần thay đổi quy mô, hình thức sản xuất, tăng năng suất, hiệu quả các mô hình nông nghiệp, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng chung của ngành.

Hệ thống khuyến nông Hà Giang đã hoàn thiện và phát triển ở 4 cấp: Tỉnh, huyện, xã và thôn bản với tổng số 2.400 cán bộ khuyến nông trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động khuyến nông đã từng bước giúp nông dân và các tổ chức sản xuất chuyển đổi tư duy kinh tế trong sản xuất nông lâm nghiệp; tiếp cận và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, gia tăng thu nhập, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới tại vùng cao, biên giới Hà Giang.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá cao và biểu dương những kết quả Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang đã đạt được trong 30 năm qua. Giai đoạn tới, Khuyến nông Hà Giang cần tiếp tục tập trung bám sát các yêu cầu nhiệm vụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cải thiện, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long đề nghị Sở NN-PTNT Hà Giang chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, khắc phục mọi khó khăn, bám sát vào định hướng phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh để đưa các hoạt động khuyến nông địa phương ngày càng phát triển sâu rộng, thiết thực, hiệu quả, theo hướng nông nghiệp bền vững, có giá trị gia tăng cao; lan tỏa, gắn bó mật thiết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của ngành, của tỉnh.

30 năm qua, hệ thống khuyến nông Hà Giang đã làm tốt vai trò đồng hành, hỗ trợ nông dân vươn lên trong phát triển sản xuất. Ảnh: Đình Nhu.

30 năm qua, hệ thống khuyến nông Hà Giang đã làm tốt vai trò đồng hành, hỗ trợ nông dân vươn lên trong phát triển sản xuất. Ảnh: Đình Nhu.

Khuyến nông Hà Giang cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật và tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển sản xuất bền vững gắn với nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ số trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị để hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Qua đó, để hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục trở thành cầu nối tư vấn, cung cấp các dịch vụ khuyến nông, xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho hợp tác xã, doanh nghiệp địa phương đưa các mặt hàng nông sản, các sản phẩm OCOP cấp huyện, tỉnh của Hà Giang giới thiệu, quảng bá, tiếp cận đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân…

Nhân dịp này, đã có nhiều tập thể, cá nhân làm công tác khuyến nông của tỉnh Hà Giang được nhận Bằng khen của Bộ NN-PTNT, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, giấy khen của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, của Sở NN-PTNT Hà Giang vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chào mừng 30 năm hoạt động khuyến nông.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.