| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông Lâm Đồng xây dựng thành công 5 mô hình nông nghiệp hữu cơ

Chủ Nhật 12/02/2023 , 17:37 (GMT+7)

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng xây dựng, triển khai thành công 5 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cấp 8 giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 20/11/2020 của UBND tỉnh  và đạt kết quả cao. Theo đó, Trung tâm xây dựng, triển khai xong 5 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình cho người dân vùng dự án tham quan, học tập.

Trong đó bao gồm: Triển khai mô hình sản xuất mắc ca hữu cơ với tổng diện tích 15ha tại huyện Đam Rông; mô hình sản xuất cà phê hữu cơ 10,5ha tại huyện Di Linh; mô hình sản xuất bò thịt hữu cơ quy mô 38 con tại huyện Đơn Dương; mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sơ chế, bảo quản sản phẩm nông sản hữu cơ tại huyện Cát Tiên và mô hình trồng cây Atiso dược liệu hữu cơ tại Đà Lạt.

anh 3

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai xong 5 mô hình hữu cơ và cấp 8 chứng nhận nông nghiệp hữu cơ cho các cá nhân, đơn vị đạt chuẩn. Ảnh: Minh Hậu.

Đối với hạng mục hỗ trợ, cấp giấy chứng nhận hữu cơ, Trung tâm đã thực hiện theo quy định và đã cấp xong 8 giấy chứng nhận cho các cá nhân, đơn vị đủ điều kiện. Theo đó, trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã hỗ trợ cấp 6 giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho các tổ chức, cá nhân áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tập trung tại các mô hình đã đầu tư năm 2021.

Cụ thể, đã cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ theo TCVN 11041 gồm: 10ha lúa tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Tân Hưng Phát; 2ha măng tây tại HTX măng tây xanh Langbiang; 6ha cà phê tại tổ hợp tác cà phê hữu cơ Đỗ Tùng; 3,6ha mắc ca tại Công ty TNHH mắc ca Việt ; 1,5ha nấm hương tại Công ty Cổ phần Nguyên Long; 1ha rau tại Công ty TNHH Premier foods Việt Nam).

Trong quá trình triển khai thực hiện, do chi phí cấp giấy chứng nhận giảm so với kinh phí được phê duyệt nên từ nguồn kinh phí dư này, đơn vị đã trình xin cấp bổ sung thêm 2 giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ theo TCVN 11041 cho 2 sản phẩm rau (1,4ha rau tại Công ty Cổ phần Go Organic, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng; 1,5ha rau tại hộ anh Nguyễn Thanh Hải, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương).

Trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức 2 đợt trưng bày sản phẩm hữu cơ cho 3 đơn vị có sản phẩm tham gia xúc tiến thương mại tại TP.HCM. Xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho 2 đơn vị gồm HTX Nông nghiệp, dịch vụ tổng hợp Tư Nghĩa (xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên) và Công ty Cổ phần Long Đỉnh (xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà). Đồng thời xây dựng 3 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

Xem thêm
Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á

Dù đã có vacxin thương mại cho bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), các chuyên gia đều cho rằng cần có một chương trình tổng thể ở cấp khu vực cho vấn đề này.

Lợn nuôi bằng thức ăn bổ sung bột chè xanh giúp tăng miễn dịch

THÁI NGUYÊN Nuôi lợn thịt bằng thức ăn bổ sung bột chè xanh có nhiều ưu điểm, như tăng khả năng miễn dịch, giảm các bệnh thông thường trong đường tiêu hóa,...

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 1] Cần 'khám chuyên khoa' cho đất để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu

Gần đây, đã có khoảng 20 tỉnh, thành tiến hành kiểm tra chất lượng đất nông nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng sản lượng, chất lượng nông sản.