| Hotline: 0983.970.780

Kịch bản sân khấu thời vật giá leo thang

Thứ Năm 30/06/2011 , 10:38 (GMT+7)

Bất cứ diễn đàn nào, cũng nghe những lời thở than về sự khủng hoảng thiếu kịch bản khiến sân khấu hạn chế phát triển...

Bất cứ diễn đàn nào, cũng nghe những lời thở than về sự khủng hoảng thiếu kịch bản khiến sân khấu hạn chế phát triển. Thế nhưng, bên cạnh đội ngũ những nhà viết kịch còn khá mỏng, thù lao kịch bản vẫn thực sự là một vấn đề nan giải.

Theo đánh giá sơ bộ của Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN tại hội thảo Quyền tác giả trong lĩnh vực sân khấu, mỗi năm có khoảng 20 tác giả có vở được dàn dựng. Tuy nhiên, chẳng mấy nhà viết kịch dám khẳng định có thể sống được bằng chính tác phẩm mà họ nhọc nhằn sáng tạo ra. So với trước khi khủng hoảng kinh tế thế giới, thì giá kịch bản sân khấu vẫn tăng chậm hơn nhiều so với giá…gạo!

Sung sướng nhất đối với nhà viết kịch vẫn là chuyện có được kịch bản do đơn vị sân khấu uy tín như Nhà hát kịch Hà Nội hay Nhà hát Tuổi Trẻ dàn dựng. Bởi lẽ, bên cạnh giá trị nghệ thuật đảm bảo, thì nhuận bút cũng khá hài lòng. Chỉ có điều, lấy được tiền do ngân sách chi trả rất nhiêu khê. Kịch bản của tác giả phải qua một hội đồng thẩm định và phân loại. Hiện nay, chất lượng kịch bản được chia thành bốn thang điểm, và được chi trả tương ứng từ 30 triệu đến 90 triệu.

Thử làm phép toán, mất cả năm ròng rã viết được một vở kịch rồi phải chờ chừng ấy thời gian để… xếp hàng ứng thí, thì cho dù có được thù lao mức cao nhất vẫn không thể giúp các nhà viết kịch tăng thêm sự kiên nhẫn. Sự khôn ngoan thời kinh tế thị trường khiến phần đông giới viết kịch quay sang cộng tác với sân khấu tư nhân.

Quá trình xã hội hóa sân khấu đã tạo ra nhiều bước “đại nhảy vọt” cho sàn diễn kịch nghệ. Riêng tại TPHCM, tụ điểm tư nhân lấn át hẳn hoạt động kịch nghệ quốc doanh. Và suốt một thập niên đầu thế kỷ 21, duy nhất sân khấu IDECAF đầu tư dàn dựng công phu vở kịch “Ngàn năm tình sử” đã phải trả cho tác giả kịch bản khoản nhuận bút ngót nghét 100 triệu, còn hầu hết các tụ điểm đều mua kịch bản với giá khá rẻ.

Không nhiều nhà viết kịch chuyên nghiệp, nhưng sự cạnh tranh giữa các sân khấu cũng đủ tạo ra một thị trường kịch bản không có giá sàn cũng như giá trần. Tuy số tiền để mua kịch bản khá bí mật, nhưng hầu như "trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông". Chỉ cần bầu show nào hớ hênh một chút thì "hỏng ăn". Các tác giả thường so kè nhau để kêu giá. Chính thị trường sôi động này đã tạo ra những giao dịch mua bán kịch bản khá nhộn nhịp.

Bầu show bỏ tiền ra mua kịch bản nên ngẫu nhiên trở thành thượng đế, quyết định cả "nghiệp vụ" thêm thắt lẫn cắt xén kịch bản. Tâm lý "méo mó có còn hơn không" đã trở thành chuyện nhỏ đối với các tác giả sân khấu. Từng đi vay mượn để dựng hai vở kịch “Sa Mi” và “Mối tình bạc”, để rồi vỡ nợ, nhà viết kịch Nguyễn Khắc Phục chấp nhận kiểu "tiền trao cháo múc" thị trường nghệ thuật: "Tôi cứ giao hẳn kịch bản, lấy một lần mấy triệu đồng. Thế là xong, chả ai phiền lòng ai!".

Các nhà viết kịch khi nhận tác quyền đều không hề biết nhiều hay ít so với đồng nghiệp viết cùng thể loại, công diễn cùng thời điểm, vì mỗi kịch bản đều được “đấu giá kín” giữa tác giả và bầu show. Bản thân quyết định giá cả kịch bản sân khấu, nhưng các bầu show rất ngại ngửa bài với thiên hạ, như lời của nghệ sĩ Phước Sang: "Vấn đề tiền bạc đôi khi dễ gây hiểu lầm lắm. Có vở tôi trả tác quyền 20 triệu đồng, nhưng có vở chỉ mua 2 triệu đồng để lấy ý tưởng chính thôi".

Còn bầu show Hồng Vân chỉ đặt hàng người quen viết cho Sân khấu Kịch Phú Nhuận, mỗi vở giá khoảng 7 triệu đồng và không giới hạn thời gian khai thác. Cũng không ký kết biểu diễn bao lâu, nhưng ông bầu Huỳnh Anh Tuấn rạch ròi kiểu khác: "Sân khấu chúng tôi nhận kịch bản gửi tới nhiều không thua gì kịch bản gửi về Hãng phim Truyền hình TP HCM. Có tháng nhận đến chục vở luôn. Chọn kịch bản nào để dựng thì chúng tôi trả tác quyền từ 7-9 triệu đồng nếu tác giả nhận một lần, còn không thì trả 500.000 đồng cho mỗi suất diễn". Hầu hết tác giả trẻ đều chọn cách… đếm suất diễn lấy tiền. Ví dụ, tác giả Xuyên Lâm có kịch bản “Người vợ ma” (xem ảnh) đã tỉ mỉ ghi chép và đòi tác quyền gần 1.000 suất diễn!

Có cách trả tác quyền khác nhau, nhưng các bầu show sân khấu đều có điểm giống nhau là không đặt nặng vấn đề tầm vóc nhà viết kịch. Yếu tố ăn khách mới là thước đo tin cậy, do đó vô tình hình thành nguyên tắc vàng "hài - chính - bi" trong thị trường kịch bản sân khấu, nghĩa là "hài kịch cao giá hơn chính kịch, chính kịch cao giá hơn bi kịch". Nhà viết kịch Nguyễn Khắc Phục khá tâm huyết với vở chính kịch “Bóng tối phù dung”, nhưng chỉ nhận được tác quyền khiêm tốn khi bán cho Nhà hát Tuổi Trẻ dàn dựng, ngược lại vở hài kịch “Người nuốt nước bọt” được bầu show Xuân Hinh ký ngay hợp đồng trả mấy chục triệu đồng cho một năm toàn quyền sở hữu.

Đối với các vở cũ dựng lại, giá chung là 5 triệu đồng, dẫu là các tác giả quá cố lừng danh như Tào Mạt hay Lưu Quang Vũ cũng vậy. Còn một "bi kịch lạc quan" nữa tồn tại rất khó nói khi thực hiện Công ước Berne, là ứng xử tác quyền đối với kịch bản phóng tác từ tiểu thuyết hay truyện ngắn. Đặt câu hỏi tác quyền cho hai vở kịch bán vé như tôm tươi là “Chị Dậu” và “Số đỏ”, bầu show tỏ ra ngơ ngác: "Không thể biết được, cứ trả 5 triệu đồng cho người mang kịch bản đến, ăn chia thế nào thì các tác giả giải quyết với nhau".

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm