| Hotline: 0983.970.780

Các siêu thị tung lượng hàng hóa dồi dào

Thứ Ba 18/08/2020 , 09:20 (GMT+7)

Thật bất ngờ, giữa dịch Covid-19, doanh thu bán lẻ hàng hóa tại TP.HCM lại tăng 10% so với 2019, do hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng liên tục vừa qua...

Các quầy, kệ tại các siêu thị đầy ắp hàng hóa. Ảnh: Trần Trung.

Các quầy, kệ tại các siêu thị đầy ắp hàng hóa. Ảnh: Trần Trung.

Tung tin thất thiệt chẳng ai nghe

Từ khi dịch Covid-19 quay trở lại, đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân có thể tăng khi dịch bệnh diễn biến xấu, các doanh nghiệp (DN), siêu thị trên địa bàn TP.HCM đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Ông Phạm Thanh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Ba Huân cho biết, thực hiện yêu cầu của Sở Công thương TP.HCM, hiện các nhà máy, trang trại chăn nuôi của Ba Huân luôn hoạt động hết công suất để lúc nào cũng sẵn sàng nguồn cung cho thị trường.

“Theo đó, Ba Huân đang cung ứng cho thị trường đều đặn hơn 1 triệu quả trứng gà/ngày, thịt gà khoảng 25 tấn/ngày và các sản phẩm khác từ 5 - 10 tấn/ngày. Đồng thời cam kết đảm bảo đủ hàng hóa theo chỉ đạo”, ông Hùng nhấn mạnh.

Mặt hàng rau, củ quả tươi ngon, người tiêu dùng thả ga mua sắm. Ảnh: Trần Trung.

Mặt hàng rau, củ quả tươi ngon, người tiêu dùng thả ga mua sắm. Ảnh: Trần Trung.

Ông Hùng thông tin thêm, dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất các DN trong lĩnh vực sản xuất các măt hàng giày da, may mặc, đồ gỗ..., tuy nhiên nó cũng mở ra không ít cơ hội cho các DN lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thực phẩm.  

Để kích cầu tiêu dùng, công ty Ba Huân áp dụng các chương trình giảm giá tới 30% các mặt hàng thiết yếu như thịt gà, trứng gà tươi, trứng vịt, trứng gà dinh dưỡng Vitamin E, Omega 3, DHA, trứng gà thuốc bắc... Những sản phẩm khác mang thương hiệu Ba Huân như xúc xích, lạp xưởng, chân gà chua cay cũng giảm giá sâu cho người tiêu dùng lựa chọn.

Mặt hàng rau, củ quả tươi ngon, người tiêu dùng thả ga mua sắm. Ảnh: Trần Trung.

Mặt hàng rau, củ quả tươi ngon, người tiêu dùng thả ga mua sắm. Ảnh: Trần Trung.

Ngoài sự chủ động từ các DN sản xuất, qua khảo sát của chúng tôi tại các hệ thống siêu thị lớn như Big C, Aeon, Vinmart… nguồn cung hàng hóa dồi dào, được bày đầy ắp tại các quầy, kệ thuận tiện lợi cho người tiêu dùng mua sắm. Các sản phẩm rau quả, thịt, tôm, cá,… đều tươi ngon, giá cả ổn định.

Đại diện các siêu thị cho biết, không chỉ các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, DN đã tăng cường nguồn hàng lương thực, thực phẩm, thủy hải sản. Đặc biệt là các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.

Mặt hàng rau, củ quả tươi ngon, người tiêu dùng thả ga mua sắm. Ảnh: Trần Trung.

Mặt hàng rau, củ quả tươi ngon, người tiêu dùng thả ga mua sắm. Ảnh: Trần Trung.

Cùng với các siêu thị, ghi nhận tại các chợ đầu mối nông sản TP.HCM tại Thủ Đức cho thấy, lượng hàng hóa về chợ trong vòng 1 tuần trở lại đây vẫn đều đặn, trung bình trên 3.000 tấn rau, củ, quả, trái cây các loại/đêm, cảnh người mua kẻ bán tấp nập.

Theo ban quản lý chợ Thủ Đức, những ngày qua lượng hàng hóa về chợ luôn dồi dào và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Vì vậy, người dân giờ chẳng nghe những thông tin thất thiệt về việc khan hiếm hàng hóa thời điểm dịch, do một số đối tượng cố tình tung ra nhằm tăng giá trục lợi.

'Thịt heo tươi không lợi nhuận' là một trong sản phẩm hút khách. Ảnh: Trần Trung.

“Thịt heo tươi không lợi nhuận” là một trong sản phẩm hút khách. Ảnh: Trần Trung.

Chị Lê Thị Thu Thảo ngụ quận Thủ Đức chia sẻ, đợt dịch trước chị mua gần chục ký gạo và mì tôm dự trữ, tới nay vẫn chưa dùng hết khiến gạo bị mốc, mì hết hạn sử dụng.

Theo chị Thảo, chị không quá lo lắng về việc khan hiếm hàng hóa vì ngay cả khi cao điểm dịch vừa qua thì siêu thị, chợ vẫn cung ứng bình thường. Hiện nay, chị và gia đình chủ yếu chuẩn bị khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn đề phòng chống dịch.

Thời điểm “vàng” mua sắm

Theo đại diện các siêu thị, sau một thời gian dài bị kìm nén do ảnh hưởng của dịch bệnh, đây là thời điểm sức mua sẽ bật mạnh, các siêu thị đã đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi lớn với việc giảm giá sâu hầu hết các mặt hàng để kích cầu tiêu dùng, từ đó, trở thành thời điểm vàng để người dân mua sắm. 

Thịt gà là một trong những sản phẩm có giá ổn định, được người tiêu dùng mua nhiều. Ảnh: Trần Trung.

Thịt gà là một trong những sản phẩm có giá ổn định, được người tiêu dùng mua nhiều. Ảnh: Trần Trung.

Ghi nhận tại Siêu thị Big C Miền Đông tọa lạc tại quận 10, TP.HCM, từ đầu tháng 8 đến nay, siêu thị này tổ đã tổ chức hàng loạt các chương trình khuyến mãi, phần lớn các mặt hàng đều được giảm giá từ 30 - 50%, đặc biệt các chương trình như “thịt heo tươi không lợi nhuận”, “đại tiệc thịt gà”… thu hút rất đông bà nội chợ đến mua sắm.

Sau một buổi mua sắm tại Siêu thị Big C, chị Thân Thị Vân ngụ quận 10 cho biết, hàng hóa giảm giá rất nhiều nên tận dụng cơ hội này tôi sắm sửa cho gia đình.

“Không chỉ có Big C, trong tháng khuyến mại tập trung này, siêu thị nào cũng có ưu đãi, giảm giá cho khách hàng. Tôi cho rằng đây là chương trình rất hữu ích, là cơ hội để người  tiêu dùng bớt gánh nặng chi tiêu, mua sắm các sản phẩm chất lượng và giá thành tốt”, chị Vân hồ hởi nói.

Các sản phẩm trứng đóng gói kiểm dịch an toàn, được người tiêu dùng tin dùng. Ảnh: Trần Trung.

Các sản phẩm trứng đóng gói kiểm dịch an toàn, được người tiêu dùng tin dùng. Ảnh: Trần Trung.

Trong khi đó, chuỗi hệ thống siêu thị Coop-mart và CoopXtra tung ra nhiều gói khuyến mãi không kém phần hấp dẫn.

Theo đó, với chương trình “Mua nhiều ưu đãi lớn” nếu khách hàng mua từ 2 sản phẩm thì chỉ phải trả tiền 1, xem như khách hàng mua 1 và được tặng 1 sản phẩm cùng loại mà không cần kèm theo bất kỳ điều kiện hóa đơn nào.

Đối với chương trình “Siêu ưu đãi”, khách hàng mua sắm trong khu tự chọn với tổng hóa đơn trong ngày từ 400.000 đồng trở lên (không tính phần thanh toán bằng phiếu chiết khấu thương mại) sẽ được mua 1 sản phẩm siêu ưu đãi trong ngày, nếu tổng hóa đơn 800.000 đồng sẽ được mua 2 sản phẩm.

Theo báo cáo nhanh của Sở Công thương TP.HCM, hiện nay có gần 3.000 điểm bán trên địa bàn thành phố luôn đảm bảo dồi dào, đa dạng, phong phú và được bổ sung liên tục lên các quầy kệ hoàn toàn đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Thành phố chưa phát hiện tình trạng người dân thu gom, tích trữ hàng hóa, tăng giá đột biến. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 của TP.HCM ước đạt 578.678 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng ước đạt 405.276 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ và có mức tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm