| Hotline: 0983.970.780

Khuyến mại, kích cầu tiêu dùng qua các hệ thống phân phối lớn

Thứ Tư 12/08/2020 , 10:19 (GMT+7)

Kích cầu tiêu dùng nội địa, nhất là các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, hiện đang được Bộ Công Thương đẩy mạnh thông qua các hệ thống phân phối lớn.

Đóng gói rau quả tại Trạm trung chuyển rau củ quả Đà Lạt của MM Mega Market. Ảnh: Thanh Sơn.

Đóng gói rau quả tại Trạm trung chuyển rau củ quả Đà Lạt của MM Mega Market. Ảnh: Thanh Sơn.

Kích cầu tiêu dùng nội địa trên cả nước

Theo bà Lê Việt Nga,  Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), Bộ Công thương đã ban hành kế hoạch hỗ trợ cho các doanh nghiệp khôi phục lại trong giai đoạn bình thường mới sau Covid-19, trong đó có chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa trên phạm vi cả nước.

Những nội dung quan trọng của chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa trên phạm vi cả nước là tổ chức các tháng khuyến mại hoặc là tổ chức những chương trình kết nối cung cầu, hàng hóa.

Có thể kể ra đây như chương trình đưa hàng OCOP vào các điểm phân phối cố định và đưa vào các hệ thống phân phối lớn; tổ chức những hội chợ, những chương trình quảng bá, tuyên truyền sâu rộng về hàng hóa Việt Nam chất lượng cao, đặc biệt là những hàng hóa OCOP đã được gắn sao, những mặt hàng nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, cấp khu vực…

Để đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa trên cả nước, vai trò của các hệ thống phân phối lớn với doanh thu rất cao là rất quan trọng, vì những hệ thống này có khả năng điều tiết thị trường.

Ngay trong giai đoạn cao điểm phòng chống dịch Covid-19 mấy tháng trước, Bộ Công Thương đã dựa vào 7 hệ thống phân phối lớn để cung cấp hàng hóa thiết yếu nhất cho người dân, cũng như đẩy mạnh tiêu thụ những nông sản, hàng hóa được sản xuất trong nước gặp khó khăn trong việc xuất khẩu do dịch bệnh.

Ngày 30/7 vừa qua, trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, Bộ Công thương đã có công văn đề nghị các doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn trên địa bàn các tỉnh, thành phố, tăng cường nguồn cung, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân; có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các vùng sản xuất, tăng lượnyg cung ứng cho địa bàn các tỉnh, thành phố có dịch bệnh, cần cách ly hoặc giãn cách xã hội.

Hệ thống lớn tích cực vào cuộc

Theo Vụ Thị trường trong nước, nguồn cung hàng hóa trong nước hiện đang được tăng cường. Nhiều hệ thống phân phối lớn đã tăng cường dự trữ nguồn hàng gấp 3 lần so với lúc bình thường nhằm đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Một trong những hệ thống phân phối lớn đã và đang tham gia tích cực vào việc cung ứng hàng hóa, thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh dịch Covid-19 là MM Mega Market (MM). Trong thời gian qua, MM đã rất chủ động tham gia vào chương trình kích cầu thị trường trong nước bằng việc kết nối tiêu thụ những hàng hóa, nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, tổ chức ra những nền tảng để tiêu thụ hàng hóa và hỗ trợ cho bà con nông dân từ công nghệ cho đến hỗ trợ đầu ra của thị trường.

Đặc biệt, MM đang chuẩn bị 1 chương trình lớn về việc triển khai bán hàng OCOP từ 3 sao trở lên tại 20 siêu thị trên toàn quốc, dự kiến bắt đầu từ quý 4 năm nay. Chương trình này đã nhận được sự ủng hộ của Bộ Công thương.

Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Công thương đã có công văn gửi cho tất cả các tỉnh, thành phố thông báo về kế hoạch bán hàng OCOP của MM, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở ban ngành có liên quan, thông báo tới các doanh nghiệp, các hợp tác xã, nông dân trên địa bàn có những sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu …, kết nối với MM để đưa những sản phẩm có chất lượng cao vào hệ thống phân phối này.

Việc đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu vào hệ thống MM không chỉ nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường nội địa, mà còn thông qua hệ thống này để xuất khẩu tới những thị trường rất tiềm năng trong khu vực như Thái Lan, Hongkong, Singapore, Malaysia …

Vừa qua, tại Đà Lạt, với sự chứng kiến của Vụ Thị trường trong nước và Sở Công Thương Lâm Đồng, MM đã có buổi gặp gỡ với 10 doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp thuộc tỉnh Lâm Đồng. 10 doanh nghiệp, hợp tác xã này chuyên sản xuất các mặt hàng nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu của Lâm Đồng như rau củ quả, bơ, sầu riêng, macca, cà phê chế biến, bánh phồng … Cuộc gặp gỡ nói trên nhằm kết nối, đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lâm Đồng vào hệ thống MM trên cả nước.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.