| Hotline: 0983.970.780

Kiêm nhiệm cả sinh đẻ có kế hoạch

Thứ Tư 22/02/2012 , 09:49 (GMT+7)

Ở một huyện có thế mạnh về nông nghiệp như huyện Hải Lăng, song thực tế công việc KNVCS nhiều xã phải làm kiêm nhiệm.

Cây lạc chết vì bệnh, bắp không có trái cũng kêu KNV

Quảng Trị là địa phương rất quan tâm đến chế độ cho các KNVCS. Từ đầu năm 2008, tỉnh này đã ban hành quyết định quy định nhiệm vụ, quyền lợi của các KNVCS. Theo đó, đối với 45 xã thuộc vùng khó khăn, mỗi xã bố trí 2 KNV, 94 xã còn lại mỗi xã bố trí 1 KNV.

>> Lương thấp, tự an ủi mình
>> Cơ chế khuyến nông có “chiêu hiền đãi sĩ”?

Ba đầu sáu tay lo không xuể

Trình độ của các KNVCS phải đạt từ trung cấp nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trở lên. Các xã vùng sâu có thể tuyển chọn những người có trình độ tốt nghiệp THPT, có kinh nghiệm SX vào làm công tác khuyến nông.

Ông Nguyễn Trung Hậu- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quảng Trị cho biết, với KNV cấp xã mỗi tháng họ được hưởng phụ cấp 1 hệ số, tương đương 830.000 đồng, còn cộng tác viên khuyến nông thôn bản được hưởng phụ cấp 0,33 của mức 1 hệ số nói trên. Ngoài ra, nhà nước hỗ trợ 50% tiền đóng bảo hiểm xã hội, y tế cho KNVCS. Mới nhìn, ai cũng tưởng các KNV rất sướng, có phụ cấp rồi còn được hưởng các chế độ bảo hiểm. Song thực ra, các KNVCS đối mặt vô vàn khó khăn, gian khó.

Xã Triệu Trạch của huyện Triệu Phong là một địa phương thuần nông. Mỗi vụ diện tích gieo cấy lúa và cây màu gần 1.000 ha, chưa kể đến hàng trăm hecta nuôi trồng thuỷ sản, trang trại chăn nuôi lớn. Song cả xã chỉ có một KNV là anh Nguyễn Hải Trường. Do vậy, dù anh này có “ba đầu sáu tay” cũng lo không xuể công việc.

Phó Chủ tịch xã Triệu Trạch- ông Nguyễn Phiếu cho biết: Công việc của KNV ngày một nhiều, bởi thực tiễn SX đòi hỏi áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao thì sản phẩm nông nghiệp mới có sản lượng nhiều, khối lượng lớn. Do đó, một mình KNV sẽ làm rất vất vả. Anh  Trường cho biết, số tiền 830.000 đồng phụ cấp hàng tháng không đủ tiền mua xăng đổ xe máy chạy làm việc hàng ngày.

Tuy không phải ngày nào KNV cũng phải có mặt tại trụ sở ủy ban xã, nhưng họ phải thường xuyên có mặt khắp đồng để nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân, chưa kể phải đi trực báo cụm, lên huyện họp, tập huấn... Có tháng các KNV không đủ tiền đủ xăng đi làm. Mà không đi là không được, làm nông nghiệp chỉ cần chậm một vài ngày là coi như thất bát.

Còn ở xã Gio Quang, huyện Gio Linh, KNV Trần Xuân Niệm cho biết, mặc dù được xã cho làm bán chuyên trách, nhưng với mức trợ cấp 830.000 đồng/tháng là quá thấp. Là một xã nông nghiệp với diện tích trồng lúa mỗi vụ hơn 500 ha và rất nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp khác thì KNV xã làm rất nhiều việc mới có thể góp phần giúp bà con được mùa màng thắng lợi.

Ông Nguyễn Hữu Chính- Bí thư kiêm Chủ tịch xã Gio Quang, cho biết: KNV rất nhiều việc nên không thể cho làm việc kiêm nhiệm được, vì sẽ không có kết quả tốt. Mặc dù xã rất tạo điều kiện cho KNV song thực tế thu nhập của họ cũng khá thấp so với giá cả thị trường. Còn ông Niệm thì tâm sự: “Bốn đứa con của tôi luôn hỏi bố làm việc gì mà đi suốt ngày ngoài đồng mà không kiếm nổi đủ tiền cho con mua sách vở đi học? Nghe cháu hỏi tôi thương quá, mà chẳng biết trả lời thế nào. Vì "việc nước" tôi phải bám đồng bám ruộng. Mấy sào ruộng của gia đình đều vợ đứng ra làm lụng hết”.

Kiêm nhiệm cả mảng Văn xã

Ở một huyện có thế mạnh về nông nghiệp như huyện Hải Lăng, song thực tế công việc KNVCS nhiều xã phải làm kiêm nhiệm. Ông Nguyễn Giáp- Trưởng phòng NN- PTNT huyện cho biết, do muốn được tăng thu nhập nên các KNV ở các xã còn kiêm thêm công việc khác như Văn phòng kiêm KNV, hay KNV kiêm dân số- kế hoạch hóa gia đình. Kiêm nhiệm như vậy sẽ tăng thu nhập cho các KNV, nhưng chuyên môn công việc nhất định sẽ không đảm bảo.

"Thực tế do phụ cấp của KNVCS rất thấp nên có xã cho làm kiêm nhiệm, vì vậy không phát huy được vai trò của các KNVCS. Một khó khăn nữa, các KNV được uỷ ban xã quản lý về con người, các trạm khuyến nông huyện quản lý về chuyên môn nên trong điều hành còn nhiều điều chưa đồng nhất, mà vấn đề kiêm nhiệm là một điển hình", ông Hậu nói.

Còn ở huyện Cam Lộ, ông Đào Mạnh Hùng- Phó Chủ tịch huyện băn khoăn: Mặc dù tỉnh cũng cố gắng rất nhiều, nhưng mức trợ cấp cho các KNV và CTV thôn bản như vậy cũng "gọi là" thôi, nên anh em cơ sở phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc để có thu nhập nuôi sống gia đình. Huyện Cam Lộ chủ yếu SX nông nghiệp nên vai trò của các KNV rất quan trọng. Họ là những người tiên phong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào SX để mùa màng thắng lợi. Công việc của anh em ở cơ sở khổ lắm, so với thực tế thì điều kiện sống của họ còn rất thấp. Mong các cấp, ngành có sự hỗ trợ lớn hơn cho KNV.

Ông Nguyễn Trung Hậu- Giám đốc Trung tâm KN- KN Quảng Trị cho biết, toàn tỉnh có 186 KNV cấp phường, xã và 1.077 CTV khuyến nông thôn bản. Lực lượng này cơ bản làm tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như trình độ chưa đồng đều, chưa tâm huyết, chưa chịu khó học hỏi để nâng cao kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ; chưa chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để tham mưu cho UBND xã các chính sách, chương trình khuyến nông. Ngoài ra họ còn thiếu tự tin khi tổ chức triển khai hoặc tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX.

Cũng theo ông Hậu, chế độ đãi ngộ cho KNVCS và CTV khuyến nông thôn bản đang thấp, chưa thực sự giúp họ cải thiện được cuộc sống gia đình nên làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Muốn khuyến khích hết khả năng của các KNV nên có chế độ đãi ngộ hơn nữa cho lực lượng này.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm