| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát giết mổ có truy xuất nguồn gốc gia súc

Thứ Sáu 15/03/2019 , 13:10 (GMT+7)

Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày toàn tỉnh Hà Tĩnh giết mổ khoảng 150 con trâu, bò và 1.500 con lợn. Tỷ lệ gia súc đưa vào giết mổ tập trung đã có nhiều chuyển biến tích cực, theo đó, đối với trâu, bò đạt 90% và 70% đối với lợn.

Sau hơn 5 năm tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh đúc rút: “Muốn đưa sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đảm bảo ATVSTP đến được tay người tiêu dùng, ngoài việc thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ cần tổ chức chăn nuôi an toàn, khuyến khích làm theo chuỗi, từ con giống, lợn thịt đến khâu giết mổ, sơ chế”.

11-22-12_nh1
Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh

Trao đổi với NNVN, ông Trần Hùng cho hay, hiện một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã thực hiện thành công mô hình này và Hà Tĩnh tiếp tục ban hành chính sách khuyến khích chăn nuôi an toàn.

Như thông tin ông vừa cung cấp ở trên, tôi có thể hiểu, Hà Tĩnh đã ban hành chính sách hỗ trợ kiểm soát giết mổ có truy xuất nguồn gốc gia súc?

Đúng như vậy. Năm 2014 – 2015, khi phát động phong trào xây dựng NTM tỉnh đã rất quan tâm đến việc hỗ trợ chăn nuôi theo chuỗi cũng như công tác quản lý giết mổ. Nổi bật phải kể đến là chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hà Tĩnh đã xây dựng được 1 nhà máy giết mổ công suất 500 con/ngày và 39 cơ sở giết mổ tập trung, bình quân giết mổ từ 30 - 70 con gia súc/ngày.

Để tiếp tục tăng cường công tác giết mổ, cuối năm 2018, HĐND tỉnh ban hành tiếp Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018, hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ tập trung, chuyển từ giết mổ trên bệ xi măng sang giết mổ treo. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp, hộ gia đình nhân rộng mô hình chăn nuôi, chế biến theo chuỗi.

Cụ thể: Hỗ trợ nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc tập trung có công suất từ 30 con/ngày đêm trở lên, với mức hỗ trợ từ 100 – 250 triệu đồng/cơ sở để lắp đặt dây chuyền giết mổ treo và mua vật tư, thiết bị xử lý nguồn nước sử dụng trong giết mổ.

Ông có thể giới thiệu một số mô hình kiểm soát giết mổ có truy xuất nguồn gốc đã thực hiện thành công?

Trang trại chăn nuôi lợn của hộ anh Nguyễn Chính Cảnh, ở xã Thạch Môn, TP Hà Tĩnh là một điển hình. Anh Cảnh bắt đầu chăn nuôi lợn từ năm 2015, với quy mô 300 nái và 500 con lợn thịt. Trong quá trình phát triển trang trại, do giá cả lợn con lên xuống thất thường nên anh đầu tư thêm chuồng trại, nuôi lợn con thành lợn thịt; đồng thời, góp vốn xây dựng cơ sở giết mổ tập trung. Mỗi ngày anh Cảnh tổ chức giết mổ khoảng 20 con lợn bắt từ trang trại để cung cấp thực phẩm cho các chợ đầu mối, siêu thị, bếp ăn tập thể ở trường học… Tất cả các khâu đều có cán bộ Thú y kiểm soát bài bản.

Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày toàn tỉnh Hà Tĩnh giết mổ khoảng 150 con trâu, bò và 1.500 con lợn. Tỷ lệ gia súc đưa vào giết mổ tập trung đã có nhiều chuyển biến tích cực, theo đó, đối với trâu, bò đạt 90% và 70% đối với lợn.

Hay như cơ sở chăn nuôi quy mô lớn của các hộ ông: Nguyễn Văn Sửu ở huyện Lộc Hà; Đậu Tiến Sỹ ở thị xã Hồng Lĩnh cũng đang tổ chức chăn nuôi theo chuỗi khép kín và xây dựng kế hoạch hợp tác với các nhà máy, cơ sở giết mổ tập trung để cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Vậy ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của công tác kiểm soát giết mổ?

Cả quy trình sản xuất “từ trang trại đến bàn ăn” khâu nào cũng quan trọng và kiểm soát giết mổ là công tác cuối cùng nhằm đảm bảo kiểm tra, kiểm soát triệt để, loại bỏ các yếu tố có nguy cơ không đảm bảo ATVSTP trước khi đưa vào chế biến. Mấy năm gần đây, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức năng chuyên môn đã phát hiện không ít vụ việc gia súc mắc bệnh truyền nhiễm đưa vào lò giết mổ, kịp thời tổ chức tiêu hủy, xử phạt hành vi vi phạm, góp phần hạn chế dịch bệnh lây lan và bảo vệ môi trường sinh thái.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của Hà Tĩnh trong việc quản lý giết mổ gia súc là gì, thưa ông?

Hiện toàn tỉnh Hà Tĩnh có 1 nhà máy và 39 cơ sở giết mổ tập trung, cơ bản đáp ứng yêu cầu giết mổ cho hơn 1.500 người hành nghề giết mổ thường xuyên ở 13 huyện, thị xã, thành phố. Tuy vậy, vẫn còn một số địa phương, đặc biệt là cấp xã chưa xử lý quyết liệt và thiếu thường xuyên nên còn tình trạng giết mổ tự phát trong các hộ gia đình, không đảm bảo quy định.

11-22-12_nh2
Truy xuất đường đi của gia súc trước khi đưa vào lò giết mổ tập trung là một trong những giải pháp loại bỏ các yếu tố có nguy cơ không đảm bảo ATVSTP trước khi đưa vào chế biến

Mặt khác, nhận thức của một bộ phận tể lô về công tác đảm bảo ATVSTP còn hạn chế, thậm chí công khai chống đối, lăng mạ lực lượng chức năng nên tỷ lệ gia súc đưa vào giết mổ tập trung đạt dưới 50%. Điển hình là các huyện Hương Khê, thị xã Kỳ Anh, Vũ Quang.

Tôi lấy một ví dụ cụ thể, năm ngoái, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cùng đoàn công tác trong quá trình đi kiểm tra công tác giết mổ gia súc tại chợ Sơn, thị trấn Hương Khê đã bị một số hộ kinh doanh lăng mạ, xúc phạm, dùng chai đựng tiết lợn đổ lên người. Đối tượng này sau đó đã bị cơ quan công an khởi tố, xử phạt nghiêm minh trước pháp luật.

Một khó khăn nữa là không ít địa phương miền núi, dân cư thưa thớt, người hành nghề giết mổ không thường xuyên, ở xa các cơ sở giết mổ tập trung nên tỷ lệ gia súc đưa vào giết mổ tập trung cũng rất hạn chế.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm