| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Khắc phục bất cập về khai thác IUU

Thứ Ba 18/09/2018 , 14:05 (GMT+7)

Ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đang tập trung triển khai các giải pháp cấp bách để khắc phục các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU).

08-21-23_2_tinh_trng_khi_thc_hi_sn_cu_kien_ging_hien_vn_mng_nng_tinh_nghe_c_nhn_dn_voi_nhieu_kho_khn_bt_cp_cn_phi_gii_quyet_de_huong_den_pht_trien_ben_vung
Kiên Giang kiên quyết từ chối đăng kiểm đối với các trường hợp tàu cá có màu sơn giống tàu cá nước ngoài

Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, Vùng 5 Hải quân và Sở Ngoại vụ Kiên Giang, trong 6 tháng đầu năm 2018, có 14 tàu cá và 129 ngư dân Kiên Giang bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; giảm 17 tàu cá, 38 ngư dân so với cùng kỳ.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ cuối năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng đã ban hành chỉ thị về việc triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác IUU (Chỉ thị số 2937/CT-UBND).

Trong đó, chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, nhất là các địa phương trọng điểm có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài phải trực tiếp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp để chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Kiên Giang khai thác thủy sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Mục tiêu là đến trước ngày 30/4/2018 sẽ chấm dứt được tình trạng này. Tuy nhiên đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.

Triển khai kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025. Đồng thời, tỉnh đã thành lập Tổ Thông tin tuyên truyền và các sở, ngành (thành viên Tổ 689) phối hợp với Cục Kiểm ngư và các địa phương tổ chức 6 đợt tuyên truyền phổ biến Luật Thủy sản 2017, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh cho 398 lượt người tham dự; in ấn 5.000 “Sơ đồ phạm vi các vùng biển” và một số điểm lưu ý cho ngư dân đánh bắt xa bờ để cấp phát cho ngư dân; cấp phát 633 tờ rơi, tờ bướm và 400 quyển tài liệu...

Ông Quảng Trọng Thao, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, ngoài tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tỉnh cũng đã triển khai những biện pháp mạnh, như: Kiên quyết từ chối đăng kiểm đối với các trường hợp tàu cá có màu sơn giống tàu cá nước ngoài (xanh, đỏ, vàng, sọc chéo), không đánh dấu tàu và vẽ số tàu cá không đúng quy định. Tổ chức triển khai thực hiện việc “Cấm đóng mới, nhập khẩu, thuê tàu trần, cải hoán hoặc chuyển sang các nghề: nghề kết hợp ánh sáng hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng; nghề te, xiệp, xịch, đáy trong sông, đáy biển, nghề lưới kéo; tàu lắp máy chính dưới 30CV làm các nghề khác hoặc các nghề cấm phát triển do UBND cấp tỉnh quy định đã được sự đồng ý của Bộ NN-PTNT” áp dụng từ ngày 17/3/2018...

“Sau khi Đoàn Tranh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của EC đến kiểm tra tình hình khắc phục các khuyến nghị về khai thác IUU ở một số địa phương của nước ta, trong đó có Kiên Giang, đã có quyết định kéo dài cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam thêm 6 tháng nữa. Nếu không hành động quyết liệt để thay đổi hình hình thì nghề cá của chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì một khi Châu Âu đã không nhập hải sản của Việt Nam thì các nước khác họ cũng không mua. Khai thác mà không bán được thì tàu cá chỉ có nước nằm bờ’, ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm