| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Lúa gạo thắng lớn, 9/11 xã đạt chuẩn NTM

Thứ Tư 11/07/2018 , 13:35 (GMT+7)

“Sản lượng lương thực thu hoạch ước đạt hơn 4 triệu tấn, 9/11 xã kế hoạch năm 2018 đạt chuẩn nông thông mới, mô hình liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn và ký kết bao tiêu nông sản được mở rộng, sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng…”.

Đó là kết quả được báo cáo tại hội nghị sơ kết ngành nông nghiệp – PTNT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2018, do Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức sáng 11/7, tại TP Rạch Giá.

10-25-16_ngnh_nong_nghiep_kien_ging_thng_lon_trong_do_sn_xut_luong_thuc_som_ve_dich_sn_luong_c_nm_co_kh_nng_dt_44_trieu_tn_2
Ngành nông nghiệp Kiên Giang thắng lớn, trong đó sản xuất lương thực sớm về đích, sản lượng cả năm có khả năng đạt 4,4 triệu tấn

TS. Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, qua 3 vụ sản xuất (vụ Mùa, Đông Xuân và Hè Thu) năm 2018, toàn tỉnh đã gieo sạ được 651.568 ha, ước sản lượng thu hoạch đạt hơn 4 triệu tấn, cao hơn gần 413 ngàn tấn so với cùng kỳ.

Trong đó, lúa chất lượng cao chiếm trên 80%, các giống chủ lực sản xuất tập trung như: OM 5451, ĐS 1, Đài Thơm 8, OM 4900… Vụ ĐX và HT các địa phương đã xây dựng được 210 cánh đồng lớn, với tổng diện tích 74.219 ha, với các hình thức liên kết như: hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật, cung cấp vật tư đầu vào và ký hợp đồng bao tiêu đầu ra… Kế hoạch vụ lúa Thu Đông 2018, Kiên Giang gieo sạ 74 ngàn ha, sản lượng gần 400 ngàn tấn, nâng tổng sản lượng lương thực của cả năm đạt 4,4 triệu tấn (kế hoạch năm là 4,25 triệu tấn).

Mặc dù sản xuất lương thực đạt và vượt kế hoạch, tuy nhiên trong trồng trọt vẫn còn nhiều bất cập, đa số nông dân vẫn giữ thói quen sạ dày (từ 150 kg lúa giống/ha), xuống giống trước khung thời vụ khuyến cáo, sản xuất gối vụ liên tục dẫn đến gia tăng dịch bệnh. Đáng lo ngại là dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá bùng phát (sau 12 năm được khống chế), chỉ riêng vụ HT diện tích bị nhiễm bệnh là 5.174 ha, chủ yếu trên trà lúa gieo sạ ngoài lịch thời vụ, trong đó có 165 ha bị mất trắng, do nhiễm nặng phải cày vùi để tránh lây lan.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 370.150 tấn, trong đó riêng tôm nuôi nước lợ đạt trên 33 ngàn tấn. Với việc mở rộng diện tích nuôi, cũng nhưng áp dụng thành công các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, dự kiến sản lượng tôm nuôi của tỉnh năm nay đạt 71 ngàn tấn, tăng 2 ngàn tấn so với kế hoạch. Ngành nông nghiệp Kiên Giang đang chủ động xây dựng và triển khai các giải pháp cấp bách nhằm khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU).

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Kiên Giang đã quyết định công nhận 9/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (11 xã kế hoạch 2018), qua đó, toàn tỉnh đã có 49/118 xã và huyện Tân Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm