| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Mất hàng trăm tỷ đồng/năm vì đồng ruộng

Thứ Năm 03/07/2008 , 08:30 (GMT+7)

Với hơn nửa triệu ha đất SX 2 vụ lúa, mỗi năm tỉnh Kiên Giang đạt sản lượng gần 3 triệu tấn. Tuy nhiên, hầu hết bà con nông dân chưa biết rằng, lẽ ra họ có thể thu thêm được số tiền hàng trăm tỷ đồng, nếu biết cách quản lý và sử dụng tốt nguồn rơm rạ.

PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng bộ môn Khoa học đất-Cây trồng (ĐH Cần Thơ), cho biết: “Nếu năng suất thu hoạch bình quân đạt 5 tấn/ha đối với vụ HT và 7 tấn/ha với vụ ĐX, thì cứ một tấn lúa cho ra 1 tấn sản phẩm phụ là rơm rạ. Đặc biệt, trong một tấn rơm rạ chứa đến 30 kg phân NPK nguyên chất, chứ không phải NPK gồm 3 thành phần (kali, lân, urê) đang được bán rộng rãi trên thị trường. Như vậy, mỗi ha lúa sau thu hoạch sẽ có khoảng 180-200 kg NPK nguyên chất. Hiện nay, giá phân NPK nguyên chất 30 ngàn đồng/kg, tính ra mỗi ha rơm rạ tương đương lượng phân bón phải mua là 5,4 triệu đồng”.

Thu hoạch lúa hè thu ở Giồng Riềng

Là một tỉnh có diện tích canh tác lúa hơn nửa triệu ha, song do lãng phí nguồn rơm rạ nên nông dân Kiên Giang mất đi hàng trăm tỷ đồng/năm. Trong khi đó, diện tích canh tác lúa toàn vùng ĐBSCL khoảng 3,9 triệu ha bằng các mùa vụ khác nhau, sản lượng đạt gần 20 triệu tấn/năm. Từ thực tế ở Kiên Giang cho thấy, trừ đi 1/10 số rơm rạ dùng làm nấm, phần còn lại nếu được sử dụng đúng theo các biện pháp quản lý dinh dưỡng đất, mỗi năm chúng ta xây thêm được một cầu Mỹ Thuận mới, trị giá cả trăm triệu USD.

Tiếc rằng, đại bộ phận nông dân vẫn duy trì thói quen, cứ sau thu hoạch lúa 10-15 ngày là đốt bỏ rơm rạ. Việc làm ấy vô hình chung làm nguồn đạm và cabon trong rơm rạ biến mất. Đề cập đến quản lý dinh dưỡng đất, PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ nói, nhớ có lần, khi đưa một số đồng nghiệp là các nhà khoa học đầu ngành của các nước trong khu vực xuống miền Tây tham quan, họ ngạc nhiên vì sự lãng phí này. Đồng thời ông đề nghị, sắp tới thực hiện đề án “tam nông” tại mỗi tỉnh cần phải quan tâm đến vấn đề này. Xem đó là một trong những nội dung dạy nghề cho nông dân để bà con nắm được cách quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lợi trong sản xuất nông nghiệp.

Thu hoạch nấm rơm

Mặt khác, theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, để phát triển tốt, cây lúa cần có 13 dưỡng chất. Song điều mà nông dân cần hết sức lưu ý là, cây lúa chỉ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng khi lượng rơm rạ trong ruộng đã bị phân hủy dưới nền ruộng ẩm ướt. Ngược lại, rơm rạ còn tươi và ngâm trong ruộng ngập nước sẽ làm cho lúa bị ngộ độc hữu cơ.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm