| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang quy hoạch phát triển rừng bền vững

Thứ Sáu 17/11/2017 , 14:55 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Kiên Giang đang rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng giai đoạn đến năm 2025 nhằm phát triển rừng bền vững.

Ông Hoàng Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tổng diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đến thời điểm năm 2016 là 86.140ha. Trong đó, diện tích đất đai có cấp phòng hộ rất xung yếu là 44.747ha, xung yếu 18.729ha, còn lại là ít xung yếu.

Kiên Giang đang rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng nhằm phát triển rừng bền vững (Ảnh minh họa)

“Diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc các cấp phòng hộ rất xung yếu và xung yếu của tỉnh chiếm đến gần 74% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích cấp phòng hộ rất xung yếu tập trung ở các huyện An Biên, An Minh, Kiên Hải, Kiên Lương và Phú Quốc, trong đó cao nhất là ở Phú Quốc, chiếm tới gần 82% diện tích cấp phòng hộ rất xung yếu toàn tỉnh.

Diện tích cấp phòng hộ rất xung yếu tập trung cao nhất ở VQG Phú Quốc và Rừng phòng hộ Phú Quốc (khu vực phòng hộ đầu nguồn); Ban Quản lý rừng Hòn Đất - Kiên Hà (khu vực phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ ven biển); Ban Quản lý rừng An Biên - An Minh (khu vực phòng hộ ven biển)”, ông Tuấn đánh giá.

Theo kết quả cập nhật hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Kiên Giang đến thời điểm rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng, gồm: diện tích đất có rừng là 61.090ha (diện tích rừng tự nhiên là 46.315ha, rừng trồng 14.775ha); 25.050ha đất chưa có rừng (trong đó có 5.347ha đất trống có cây gỗ tái sinh).

Theo ông Tuấn, tổng diện tích đất lâm nghiệp tiến hành rà soát, điều chỉnh lần này là 86.140ha. Còn tổng diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp của tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 là 79.861ha.

Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Kiên Giang phân theo ba loại rừng như sau: Rừng đặc dụng là 39.467ha (chiếm 45,8%), rừng phòng hộ 33.402ha (chiếm 38,8%) và rừng sản xuất 13.271ha (chiếm 15,4%). Nếu so với thời điểm hiện nay, diện tích quy hoạch ba loại rừng của giai đoạn đến năm 2025 giảm 6.279ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng ổn định, giữ nguyên là 39.467 ha, gồm điện tích VQG Phú Quốc, VQG U Minh Thượng, khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Chông và khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ. Diện tích đất rừng phòng hộ được rà soát, điều chỉnh đưa ra khỏi mục đích ba loại rừng là 2.180ha và rừng sản xuất giảm 4.176ha.

“Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp được đưa ra khỏi mục đích quy hoạch ba loại rừng nằm ở vùng Tứ giác Long Xuyên (huyện Hòn Đất, Giang Thành) và một phần Tây Sông Hậu (huyện Giồng Riềng) để chuyển thành đất quốc phòng, cấp cho dân phát triển trồng lúa. Đây chủ yếu là những vùng đất trũng phèn, chỉ phù hợp cho việc trồng tràm.

Tuy nhiên, hiện nay rừng tràm giá trị kinh tế rất thấp, nên người dân không còn mặm mà. Hơn nữa, do hệ thống thủy lợi đã được đầu tư khá tốt, đất đai đã được thau chua, rửa phèn nên người dân dần phá tràm để trồng lúa nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nhiều diện tích được bố đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc Khmer, các hộ nghèo thiếu đất sản xuất tại địa phương nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội ở vùng biên giới...”, ông Tuấn cho biết.

Việc rà soát, quy hoạch, phát triển bền vững ba loại rừng hiện nay là rất cần thiết. Với mục tiêu là bảo tồn hệ sinh thái rừng đặc hữu (rừng nhiệt đới hải đảo; rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm trên đất than bùn ngập nước), bảo toàn tài nguyên gen động, thực vật rừng đặc hữu, quý, hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo đặc trưng cho hệ sinh thái rừng vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL. Bảo vệ diện tích rừng hiện có, duy trì và phát triển độ che phủ của rừng, thảm thực vật rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ, đồng thời phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, thắng cảnh, du lịch và tham quan học tập...

 

Xem thêm
Rau quả Việt Nam có cơ hội ở Thụy Điển nhờ khác biệt mùa vụ

Thụy Điển là thị trường có tiềm năng lớn với rau quả Việt Nam, do thị trường này nhập khẩu rau quả với khối lượng lớn và sự khác biệt về mùa vụ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dabaco đạt lợi nhuận trước thuế 857 tỷ đồng

Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Tập đoàn năm 2024 ước đạt 857 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm.

Hà Nội sắp khởi công hai cầu vượt sông Hồng số vốn 30.000 tỷ đồng

Hai cầu Tứ Liên và Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng sẽ khởi công năm 2025, tổng đầu tư 30.000 tỷ đồng.