| Hotline: 0983.970.780

Kiến thiên địch có thể hiệu quả hơn cả thuốc trừ sâu

Thứ Tư 17/08/2022 , 10:36 (GMT+7)

Nghiên cứu mới về khai thác sức mạnh thiên địch tự nhiên quản lý dịch hại trên cây trồng, có thể mang lại hiệu quả cao hơn việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

Kiến thiên địch nhiệt đới Ectatomma, một trong 14.000 loài trên thế giới có thể tiêu diệt sâu bọ gây hại cây trồng. Ảnh: José Pezzonia

Kiến thiên địch nhiệt đới Ectatomma, một trong 14.000 loài trên thế giới có thể tiêu diệt sâu bọ gây hại cây trồng. Ảnh: José Pezzonia

Theo nghiên cứu mới công bố, việc sử dụng kiến thiên địch ​​có thể hiệu quả hơn dùng thuốc trừ sâu, giúp nông dân sản xuất lương thực, thực phẩm một cách thân thiện, lành mạnh.

Kiến thuộc loài động vật ăn thịt và chúng chuyên săn tìm các loài gây hại làm hỏng trái cây, hạt và lá, dẫn đến giảm năng suất cây trồng. Nghiên cứu cho thấy, sự đa dạng hơn của các loài kiến ​​thường giúp ích cho người nông dân bảo vệ cây trồng chống lại một loạt các loài sâu bệnh gây hại.

Phân tích đã đánh giá, xem xét trên 17 loại cây trồng, bao gồm cây có múi (cam quýt, bưởi), xoài, táo và đậu nành ở các quốc gia bao gồm Mỹ, Australia, Anh và Brazil.

“Nhìn chung, với cách quản lý thích hợp, kiến ​​có thể là loài kiểm soát dịch hại hữu ích và tăng năng suất cây trồng theo thời gian. Bằng chứng cho thấy, một số loài kiến ​​có hiệu quả ngang bằng hoặc cao hơn thuốc trừ sâu vì chi phí thấp hơn”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu tại Brazil đã xem xét 26 loài kiến, hầu hết đều sống trên ​​cây, làm tổ trên lá hoặc mặt đất nhưng có tập tính leo cây. Họ nhận thấy rằng, kiến ​​hoạt động tốt nhất trong các hệ thống canh tác đa dạng như nông lâm kết hợp (trồng cây và hoa màu trên cùng một vùng đất) và trồng cây che bóng vì có nhiều địa điểm làm tổ và có nhiều nguồn thức ăn hơn.

Tiến sĩ Diego Anjos, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Uberlândia (Brazil) cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi khuyến khích nông dân sử dụng các biện pháp canh tác bền vững hơn, như kiểm soát đa dạng sinh học bởi kiến và thực hành trồng cây che bóng như một cách để thúc đẩy kiến tìm đến ​​một cách tự nhiên trong hệ thống nông nghiệp”.

Mặc dù vai trò của kiến ​​trong hệ thống nông nghiệp vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng vì chúng cũng có thể là một vấn đề, tuy nhiên các loài gây hại như rệp, rệp sáp, và ruồi trắng chuyên hút nhựa cây- chúng thường gây ra chứng chảy mủ nước có đường trông giống như mật ong rất phổ biến và kiến thiên địch sẽ giúp giải quyết được vấn đề này.

Báo cáo nghiên cứu đã xem xét hầu hết các loài côn trùng được cho là loài gây hại trên khắp thế giới, bao gồm 30 loài trong 52 nghiên cứu khác nhau. Dữ liệu đối chứng và so sánh các nhóm thực vật có kiến ​​kí sinh được tiến hành đồng thời với các thực vật nơi kiến ​​bị tách khỏi cây trồng (bằng cả biện pháp cơ học thủ công hoặc hóa học), đã chứng tỏ một cách rõ ràng rằng kiến ​​là nguyên nhân gây ra những thay đổi được ghi nhận.

Kiến là loài côn trùng đông đảo ​​hơn bất kỳ loài nào khác, chiếm một nửa sinh khối côn trùng của hành tinh. Có ít nhất 14.000 loài kiến ​​đã được ghi nhận, trong đó nhiều loài có khả năng vẫn chưa được con người biết đến.

Những người làm vườn chuyên trồng cây có múi ở Trung Quốc đã từng sử dụng kiến ​​trong nông nghiệp trong nhiều thế kỷ và loài côn trùng này cũng được sử dụng để giúp kiểm soát sâu bệnh hại rừng ở Canada, kiểm soát sâu bệnh ca cao ở Ghana và sâu bệnh hại cây trồng ở Nigeria.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, kiến được sử dụng làm thiên địch có lợi cho người dân đảo Fiji trên ít nhất sáu loại cây trồng từ cách đây ba triệu năm.

Tiến sĩ Patrick Milligan, Phòng thí nghiệm Pringle của Đại học Nevada, không tham gia vào nghiên cứu này cho biết, những phát hiện này “vừa phấn khích vừa ngạc nhiên”, bởi đã “đưa ra một mô tả tuyệt vời về những lợi ích của kiến ​​phổ biến khắp các hệ thống sinh thái và nông nghiệp”.

“Đây thực chất là một lựa chọn khác trong bộ nông cụ của chúng tôi có thể cho phép nông nghiệp tránh xa thuốc trừ sâu, thứ hóa chất thực sự gây hại cho các cộng đồng côn trùng lân cận - nhưng vẫn cải thiện được năng suất cây trồng”, ông Milligan nói.

Giáo sư Adam Hart, thuộc Đại học Gloucestershire (Anh quốc), cũng không tham gia vào nghiên cứu cho biết, đây là một sự xác nhận về vai trò quan trọng của kiến ​​trong kiểm soát dịch hại. “Nhiều người trong chúng ta đã nói về kiến ​​như những kẻ kiểm soát dịch hại tự nhiên. Tuy nhiên, như với bất cứ điều gì trong tự nhiên, nó thường phức tạp hơn chúng ta nghĩ một khi đào sâu nghiên cứu hơn và cần phải thận trọng, bởi không phải tất cả các loài kiến đều có lợi, hay tất cả các hệ thống cây trồng nào cũng cần sự hiện diện của kiến, và chúng ta có thể phải trả giá. Tất cả là nhằm phát triển sự hiểu biết sâu rộng hơn về cách kiến ​​tương tác với sâu bệnh hại cây trồng và các sinh vật khác.

(The Guardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.