| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm trồng dưa hấu

Thứ Tư 01/07/2015 , 06:09 (GMT+7)

Anh Trần Duy Hùng ở xóm 10, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) có thâm niên trồng cây dưa hấu. 

Vụ xuân 2015, gia đình anh làm 6 sào dưa hấu, năng suất đạt 1,8 tấn/sào, bán giá tại ruộng 3.000 đ/kg, trừ chi phí còn lãi 4,5 triệu đồng/sào.

Anh Hùng chia sẻ, trồng dưa hấu không khó nhưng đòi hỏi phải áp dụng kỹ thuật chính xác, có kinh nghiệm thực tế cộng với điều kiện thời tiết thuận lợi mới đạt  năng suất cao. Vụ HT này anh tiếp tục trồng dưa hấu trên toàn bộ 10 sào (0,5 ha).

Ông Đậu Danh Nhân, khuyến nông viên xã Diễn Thành cho biết, năm nay toàn xã trồng 17 ha dưa hấu vụ xuân, năng suất bình quân đạt 1 tấn/ha. So với các hộ khác thì ruộng của gia đình anh Hùng đạt năng suất vượt trội hơn, thời gian trồng đến lúc thu hoạch chỉ 60 - 65 ngày, thu lãi 25 - 30 triệu đồng/vụ/6 sào.

Trong quá trình trồng dưa anh Hùng đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm như sau:

+ Thời vụ: Ở Diễn Châu trồng dưa được 2 vụ/năm (vụ xuân và vụ hè (gieo từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch).

+ Chọn giống: Chọn dưa có quả dài, tròn đều, trọng lượng trung bình 3 - 4 kg, ruột đỏ, vỏ bì mỏng, có nguồn gốc từ Thái Lan như giống Phù Đổng, Thánh Gióng… bởi dễ bán, được thị trường ưa chuộng.

+ Chọn đất: Dưa hấu thích hợp ở vùng đất thịt nhẹ, đất cát pha, chủ động nguồn nước, tưới tiêu thuận lợi. Trước khi trồng dưa phải bón vôi,cày bừa kỹ. Cày luống đơn rộng 2,5 m, luống đôi rộng 4,5 - 5 m, cao 30 cm.

+ Màng phủ nông nghiệp: Nên dùng màng phủ có 2 mặt, mặt màu đen phủ xuống dưới có tác dụng ngăn ngừa cỏ dại, giữ ẩm, tránh xói mòn, rửa trôi, mặt bạc hướng lên trên có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời làm chói mắt, xua đuổi côn trùng gây hại cho dưa.

+ Mật độ trồng thích hợp 450 - 500 cây/sào, cây cách cây 40 - 45 cm.

+ Gieo hạt: Hạt giống sau khi ngâm ủ, phụ thuộc điều kiện thời tiết mà có thể gieo thẳng hoặc làm bầu.

+ Phân bón: Bón lót phân chuồng hoai mục và 15 kg phân NPK Đầu Trâu 13.13.13S. Tùy vào các giai đoạn phát triển của cây để hòa phân NPK để tưới gốc hay bón thúc cho hợp lý.

+ Tưới nước: Cây dưa rất cần nước nên cần phải tưới thường xuyên để đảm bảo giữ ẩm cho cây phát triển, nên tưới vào buổi sáng, rễ phát triển nhanh hơn, hạn chế bệnh bạc lá.

+ Tỉa nhánh: Khi cây 3 - 4 lá thật bấm ngọn lần đầu, sau 5 - 7 ngày cây ra nhánh chọn mỗi cây 2 nhánh khỏe, cân đối để lại, dùng ghim định hướng nhánh để các ngọn vuông góc với luống. Thường xuyên cắt tỉa các nhánh phụ để tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh chính.

+ Thụ phấn: Sau khi trồng 25 - 30 ngày, cây ra hoa rộ thì tiến hành thụ phấn cho cây, thời gian thụ phấn tiến hành vào 7 - 9 h sáng.

+ Chọn quả: Nên chọn quả từ lá thứ 8 đến lá thứ 12, cách gốc khoảng 1,5 m, chọn quả dài, cuống to, tròn đầy, không bị sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn. Mỗi dây chọn 1 - 2 quả, sau khi chọn quả 3 - 4 ngày thì bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sâu bệnh có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Dưa hấu rất dễ nhiễm các loại sâu bệnh và rất mẫn cảm với các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh nếu dùng không đúng cách, vì thế khi sâu bệnh xuất hiện trên cây nên sử dụng các loại thuốc chuyên dùng cho dưa, phun đúng liều lượng khuyến cáo.

* Một số lưu ý:

+ Không nên sử dụng các chất kích thích sinh trưởng vì nó kích thích cây hút nước mạnh, quả mau lớn và tích nước nhiều nên dễ bị úng nước, thối rữa, vỡ quả.

+ Bón phân cân đối, vừa đủ. Nếu bón thừa phân, khi quả to gặp trời mưa quả dễ bị hỏng.

+ Không nên để đất khô quá khi tưới nước trở lại hoặc trời mưa than cây dễ bị nứt.

+ Khi quả nhỏ không tưới nước lên quả, vì sẽ làm quả bị mất lông, sần sùi.

+ Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch 5 - 7 ngày để đảm bảo chất lượng dưa được ngọt hơn.

+ Ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 10 - 15 ngày để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Bí quyết để TP.HCM đạt tỷ lệ tiêm phòng dại trên 90%

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM vẫn chưa xuất hiện một ổ bệnh dại nào nhờ tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó mèo luôn ở mức rất cao trong những năm qua.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm