| Hotline: 0983.970.780

Kon Tum, Gia Lai thiệt hại nặng do bão số 9

Thứ Năm 29/10/2020 , 19:35 (GMT+7)

Nhà cửa tốc mái, ngập nước; hoa màu cây trồng bị bão đánh bạt, giao thông hư hỏng nặng. Nguy hiểm hơn, nhiều hộ dân ở Kon Tum đang bị sạt lở đe dọa.

Sạt lở đe dọa hàng trăm người dân Kon Tum

Tại Kon Tum, tính đến sáng 29/10, hàng trăm hộ dân vẫn bị cô lập, buộc phải di dời và đang sống trong cảnh sạt lở.

TP Kon Tum có thôn KonDrei (xã Đăk Bla) với 240 ngôi nhà đang cô lập. Thành phố đã phải di dời 255 hộ dân để tránh ngập, sạt lở. Các huyện Đắk Glei, Kon Plông, Kon Rẫy và Sa phải di dời thêm hơn 280 hộ dân khác đến nơi an toàn.

Sạt lở trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum. Ảnh: Nam Trần.
Sạt lở trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum. Ảnh: Nam Trần.

Sạt lở trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum. Ảnh: Nam Trần.

Đặc biệt, ở Kon Tum rất nhiều hộ dân đang sinh sống, trú ẩn ở khu vực bị sạt lở đe dọa. Ở huyện Đắk Glei có 3 hộ dân thôn 14A (xã Đắk Pét) bị sạt lở phía sau nhà, sát cầu Đắk Gia.

Tại xã Đắk Choong, khu tái định cư thôn Kon Năng cũ, hiện nay Công ty Quang Đức Kon Tum đang thi công san ủi mặt bằng bố trí dân cư nằm trong dự án.

Do ảnh hưởng cơn bão số 9 và mưa lớn đã gây sạt lở đất tại một số điểm tại khu vực tái định cư, xuất hiện nhiều vết nứt lớn trên mái đất tự nhiên thuộc phần đất canh tác của người dân, nguy cơ sạt lở đất rất lớn ảnh hưởng tài sản, tính mạng của người dân.

8 hộ dân ở xã Đắk Kroong và xã Đắk Man có nhà ở khu vực sạt lở; 15 hộ dân dưới hạ lưu đập thủy lợi Đắk Trang (xã Đắk Long) phải di dời đến nơi an toàn.

Nhiều cột điện đổ ngã. Ảnh: Nam Trần.

Nhiều cột điện đổ ngã. Ảnh: Nam Trần.

Sạt lở tiếp tục đe dọa hai huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông của Kon Tum. Huyện Tu Mơ Rông phải di dời 15 hộ dân dưới hạ lưu Đập thủy lợi Đắk Trang; 4 hộ dân ở xã Tu Mơ Rông và hơn 100 người già và trẻ em tại xã Ngọc Yêu (là địa điểm xác định khu vực xung yếu) có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn. Huyện Kon Plông cũng tổ chức di dời 47 hộ dân tại các điểm dân cư bị sạt lở.

Đường giao thông ở Kon Tum bị hư hỏng khá nặng. Các tuyến tỉnh lộ 672, tỉnh lộ 678, 676 bị chia cắt, xói lở, chính quyền cấp xã đã chốt chặn không cho người qua lại. Đường Đông Trường Sơn nhiều nơi bị sạt lở taluy dương, đường Hồ Chí Minh bị ngập gây ách tắc, giao thông không lưu thông được.

Trên 500ha gồm lúa, hoa màu, cây công nghiệp ở Kon Tum bị ngã đổ, ngập nước và 500 cây cao su bị ngã. Hiện chính quyền Kon Tum đang kiểm kê, đánh giá thiệt hại.

Gia Lai: Sạt lở đe dọa con đường huyết mạch

Sáng 29/10, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai Đoàn Ngọc Có báo cáo UBND tỉnh Gia Lai, thiệt hại sau bão số 9 tiếp tục gia tăng tại địa phương.

Canh đồng ngô ở phía Đông Gia Lai dổ rạp do bão số 9. Ảnh: Lê Nam.

Canh đồng ngô ở phía Đông Gia Lai dổ rạp do bão số 9. Ảnh: Lê Nam.

Đến sáng nay, Gia Lai có một người chết, một người bị thương. Nạn nhân tử vong là anh Puih Pyan (32 tuổi, tạm trú TP Pleiku) bị bê tông trên mái nhà rớt xuống, trúng đầu trong lúc tránh bão.

Người bị thương là chị Trần Thị Thu Duyên (20 tuổi, trú phường Thắng Lợi, TP Pleiku) bị bức tường dài 30m, cao khoảng 2m, đổ sập đè lên người. Chị Duyên đang cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai với tình trạng đa chấn thương.

Anh Pyan được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Ảnh: Lê Nam.

Anh Pyan được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Ảnh: Lê Nam.

Gia Lai có 8 căn nhà sập hoàn toàn, 357 căn bị tốc mái, 60 hộ dân bị ngập nước. Hai dãy nhà giáo viên ở huyện Kông Chro, hai trường Mầm non cùng hai điểm trường ở huyện Chư Sê bị tốc mái. Thị xã An Khê có 3 trường học bị tốc mái, 2 trường học bị sập tường rào.

Thiệt hại về nông nghiệp ở Gia Lai tiếp tục tăng nặng khi có đến 646ha lúa, 350ha mía, 250 mít, 200 trụ tiêu, 7ha cây ăn trái bị ngã đổ; 6 bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện ở An Khê bị vỡ, trôi. Gia Lai xuất hiện 13 điểm sạt lở tại đèo Kon Pne (huyện K’Bang).

Dãy nhà giáo viên ở huyện Kông Chro bị tốc mái. Ảnh: Lê Nam.

Dãy nhà giáo viên ở huyện Kông Chro bị tốc mái. Ảnh: Lê Nam.

Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai Đoàn Ngọc Có, Gia Lai đang dốc lực chỉ đạo quân đội, công an, đoàn viên, dân quân giúp dân sửa chữa, khắc phục các công trình nhà cửa, trường học, trạm y tế để người dân ổn định cuộc sống.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm