| Hotline: 0983.970.780

Kỹ sư Hồ Quang Cua: Trông người Thái làm gạo đặc sản

Thứ Bảy 03/09/2016 , 08:01 (GMT+7)

Vừa qua, đoàn Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Sóc Trăng do CIDA - Canada tài trợ đã đến thăm Đại học Kasetsart (Thái Lan), là trường đại học nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Á. Chuyến thăm thật sự hữu ích với tôi qua những gì được nghe và thấy.

Đầu tiên là phòng phân tích DNA, phòng phân tích duy nhất tại Thái Lan do Bộ Công Thương Thái Lan đầu tư 600.000 USD có nhiệm vụ phân tích độ thuần của gạo Khao Dawk Mali và cấp chứng thư về độ thuần theo yêu cầu của khách hàng.

Sở dĩ có vấn đề này là do một sự nhầm lẫn tai hại của Chính phủ Thái Lan trước đó hơn một thập niên. Đó là vào đầu những năm 2000, khi phân tích gạo của giống Pathum Thani 1, một giống lúa do Trung tâm Giống tỉnh Pathum Thani tạo ra, họ thấy phẩm chất tương tự như giống lúa mùa cổ truyền Khao Dawk Mali 105, thế là họ cho phép đánh đồng hai thứ gạo trong giao dịch thương mại.

Từ đó tranh chấp quốc tế xảy ra, giá gạo thơm xuống thấp. Rốt cuộc, Chính phủ phải lập lại qui định: Bao bì nào ghi nhãn “Gạo thơm quốc gia Thái Lan” chỉ được sử dụng một trong hai loại gạo có phẩm chất như nhau là KDM105 và RD15. Còn những loại gạo thơm khác phải ghi tên giống. Phòng phân tích DNA này kiểm tra việc tuân thủ của doanh nghiệp.

Là một người thử phẩm chất gạo trên hai mươi năm nay, tôi rất thấm thía chuyện này, bởi chúng ta cần biết ngũ quan của con người vi diệu hơn máy móc nhiều. Sai lầm của một quốc gia đi trước chúng ta 58 năm về lúa thơm (người Thái bắt đầu từ năm 1957, ta bắt đầu từ 2015) buộc chúng ta phải suy nghĩ.

Đó là dù là hình thức gạo đẹp như thế nào, amylose bao nhiêu phần trăm, mùi thơm ra sao thì phẩm chất hạt cơm khi đưa vào miệng tiếp xúc với răng, lưỡi, mũi sẽ được tiếp nhận một cách tổng hợp. Sự bài bác của khách hàng cho thấy họ nhận ra sự khác biệt giữa các loại gạo (đặc biệt khi họ trả giá càng cao họ càng lưu ý).

Phong trào xây dựng gạo có nhãn mác đầy đủ, bao bì đẹp tạo thiện cảm với khách hàng ở nước ta đã phát triển lên một tầm cao mới, tạo sự thích thú cho nhiều người tiêu dùng trong nước lẫn nước ngoài mà không ghi rõ loại gạo nào trong bao bì sẽ dẫn tới một sự tùy tiện, mất niềm tin nơi khách hàng.

Trong khi việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia vẫn tiến bước chậm chạp, việc xác định từng bước giống được phép xây dựng thương hiệu quốc gia chưa tới đâu lại gây nhiều tranh cãi.

Vấn đề thứ hai của Thái Lan được nêu ra tại Đại học Kasetsart là xây dựng một lộ trình chọn tạo giống để ra cơm gạo “tạo một đời sống khỏe mạnh và bền vững” (Strategic Road Map for Sustainability and Healthy Life) thông qua 6 bước chọn tạo:

1/ Khởi đầu là tạo ra gạo thơm thường. 2/ Kế tiếp là sản xuất ra gạo được chứng nhận sản xuất hữu cơ, giống gạo thơm trắng được chọn tạo tăng mùi thơm. 3/ Tiếp theo là lai tạo để có thêm tính chất cơm có chỉ số bột đường thấp (dành cho người bị bệnh tiểu đường). 4/ Bước kế tiếp là lai tạo để có thêm tính chống oxid hóa (để ngăn ngừa ung thư). 5/ Kế tiếp là thêm tính năng chống lão hóa, tăng tuổi thọ cho người dùng. 6/ Sau cùng là sản xuất lúa có hoạt chất hạ mỡ máu.

Họ đã thiết kế ra một lộ trình như thế, nhưng tiến độ tới đâu thì chưa được thông báo. Trông người mà lại nghĩ đến ta, kính mời các nhà khoa học đang nghĩ gì, đang nghiên cứu ra sao cất lên tiếng nói để xóa đi không khí trầm lắng trong nghiên cứu lúa gạo hiện nay.


Ông Lê Thái Dương, Hiệu trưởng trường CĐ Cơ điện - Nông nghiệp Nam bộ (Bộ NN-PTNT): Mũi nhọn đào tạo nhân lực nông nghiệp

07-52-26_nh-ong-le-thi-duong-truong-cd-co-dien-nn-nm-bo

 

Đối với riêng vùng ĐBSCL, Trường Cao đẳng Cơ điện - Nông nghiệp Nam bộ là một trong 2 đơn vị đào tạo của Bộ NN-PTNT, cho nên xác định việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung cho xã hội và nói riêng cho ngành nông nghiệp, nhà trường đã thực hiện khá tốt những nhiệm vụ Bộ giao.

Nhiệm vụ đó rất rõ ràng, mũi nhọn là đào tạo để đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Một trong những hướng để phát triển ĐBSCL tương xứng với tiềm năng, theo tôi trước hết SX nông nghiệp phải bền vững, mà muốn bền vững phải có nguồn lực tốt.

Không thể nói bền vững chung chung, bền vững có rất nhiều nội dung nhưng trong đó nguồn lực có kiến thức, có tay nghề giỏi đóng vai trò quan trọng. Muốn có nguồn lực có tay nghề, có kiến thức thì chắc chắn phải trải qua đào tạo một cách bài bản.

Đào tạo ở đây có dài hạn và ngắn hạn. Đến lúc này chúng ta đã thấy rất rõ, nông nghiệp nếu cứ sản xuất manh mún, hoặc chạy theo thị trường nóng, thì sẽ không bền vững.

Những người trong chuỗi đó, nếu có kiến thức, có tầm nhìn thì mới có thể tham gia được. Nếu đội ngũ này được đào tạo bài bản có kiến thức, có tay nghề thì chỉ cần một chỉ thị, một thông tư nào đó được hướng dẫn và chỉ đạo có thể vận dụng và đạt hiệu quả.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...