| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 10/02/2020 , 10:05 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 10:05 - 10/02/2020

Lại chuyện đường riêng cho xe buýt

Dành đường riêng cho xe buýt ư? Rất nên làm. Nhưng vấn đề là làm vào lúc nào? Và làm như thế nào?

Ảnh minh họa.

Trong văn bản trả lời kiến nghị của Hiệp hội Vận tải khách hàng công cộng về hàng loạt giải pháp phát triển giao thông mới đây, Sở GT-VT thành phố Hà Nội cho biết: Thành phố đang thực hiện việc nghiên cứu tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến trục chính đủ điều kiện.

Ngay lập tức, dư luận đã bày tỏ nhiều lo ngại, đồng thời một số chuyên gia giao thông cũng lên tiếng. Làm đường riêng cho xe buýt là chuyện không mới.

Cách đây không lâu, Hà Nội đã có tuyến đường dành riêng cho xe buýt là tuyến Nguyễn Trãi - Yên Phụ. Nhưng rồi sau đó lại phải phá đi vì không hiệu quả.

Còn hiện thời, tuyến đường dành riêng cho loại xe buýt được gọi là “buýt nhanh (BRT)” Kim Mã - Yên Nghĩa cũng đang bị kêu ca rất nhiều, thậm chí còn bị cho là một dự án “thất bại toàn tập”.

Thứ nhất là để BRT có đường riêng, người ta đã xén luôn gần một nửa diện tích đường ở những nơi BRT đi qua để làm đường riêng. Nghĩa là chiếm đường của phương tiện này để ưu tiên cho phương tiện khác, trong khi theo quy định của pháp luật thì mọi phương tiện đều có quyền ngang nhau trong việc tham gia giao thông.

Việc làm này khiến con đường bỗng nhiên bị thu hẹp, các phương tiện khác phải dồn vào phần đường còn lại. Mà số lượng các phương tiện khác nhiều hơn gấp nhiều lần mấy chục chiếc buýt nhanh. Điều đó gây ùn ứ cục bộ.

Nạn tắc đường thường xuyên xảy ra trên những con đường đó. Việc dành một phần đường làm đường riêng cho BRT cũng không hiệu quả vì các phương tiện khác thường xuyên lấn làn, các lực lượng chức năng không đủ lực lượng để ngăn chặn và xử lý.

Trên các tuyến đường có làn rêng cho BRT, thường xuyên diễn ra cảnh hàng loạt phương tiện giao thông ồ ạt lao vào đường BRT trước mắt CSGT hay TTGT, nhưng các lực lượng này bó tay hay cố ý lờ đi vì không có sức ngăn chặn. Hậu quả là tuy được gọi là “buýt nhanh”, nhưng theo khảo sát của một số cơ quan báo chí, thì có những chuyến “buýt nhanh” chỉ hơn buýt thường được... 5 phút. Nhưng đó là số ít, còn lại thì đa số bằng nhau.

Làm thế nào để có đường dành riêng cho xe buýt nhưng không dành đường của các phương tiện tham gia giao thông khác, không ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông khác? Câu hỏi tưởng dễ, nhưng thực sự rất khó trả lời.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm