| Hotline: 0983.970.780

Làm điều hữu cơ có giá bán tốt

Thứ Năm 26/04/2018 , 08:01 (GMT+7)

Bình Phước là địa phương đang đi đầu trong sản xuất điều hữu cơ. Trên địa bàn tỉnh, đã xuất hiện một số HTX chuyên sản xuất điều hữu cơ với sự hỗ trợ của doanh nghiệp và có được những kết quả ban đầu.

15-13-27_dieu_huu_co
Phơi điều hữu cơ ở HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập (Ảnh: TS)

HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập (xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập) là đơn vị còn khá non trẻ, thành lập chưa đầy 2 năm. Đây cũng là một trong số ít những HTX chuyên sản xuất điều ở Bình Phước. Tuy vậy HTX đã nhanh chóng tạo được sự quan tâm trong ngành điều, vì đi vào sản xuất hữu cơ.

Bà Trần Thị Yến, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập cho hay, sở dĩ HTX có thể đi vào sản xuất hữu cơ ngay từ sau khi thành lập là vì đại đa số diện tích điều của HTX vốn đã được bà con sản xuất theo tập quán cũ, gần như tự nhiên từ bao nhiêu năm qua. Khi mới thành lập, HTX có trên 80% hộ xã viên là bà con dân tộc Stiêng. Trước đây, do hạn chế về tiền bạc, hiểu biết kỹ thuật…, bà con trồng điều hầu như không sử dụng các loại phân bón hóa học.

Với sự hỗ trợ của Liên hiệp HTX Điều Bình Phước và Cty Việt Hà, trong gần 2 năm qua, HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập đã tổ chức sản xuất điều hữu cơ. Sản xuất hữu cơ đòi hỏi những quy trình khắt khe, khác hẳn với cách làm theo tập quán cũ của bà con trước đây. Nhưng với sự hỗ trợ nhiệt tình của các đối tác và nỗ lực của các xã viên HTX, quy trình sản xuất hữu cơ đã dần được thực hiện tốt trên diện tích hàng trăm ha.

Sau 1 năm thực hiện, vào năm 2017, HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên diện tích 330ha của 64 hộ xã viên. 70ha còn lại đang tiếp tục được đánh giá để cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ trong thời gian tới. Do bị ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, sản lượng điều nói chung, điều hữu cơ nói riêng của HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập trong vụ 2017/2018 giảm mạnh. Tuy nhiên, HTX cũng đã cung cấp được hàng trăm tấn điều có chứng nhận hữu cơ cho đối tác.

Bên cạnh HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập, trên địa bàn tỉnh Bình Phước cũng có 1 HTX khác đang làm điều hữu cơ là HTX Thành Phát (huyện Bù Đăng). HTX này cũng được sự hỗ trợ của Liên hiệp HTX Điều Bình Phước và Cty Việt Hà, tổ chức lại sản xuất của các hộ xã viên từ canh tác theo tập quán cũ sang sản làm điều theo tiêu chuẩn hữu cơ trên diện tích hàng trăm ha.

Việc các HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập và Thành Phát đi vào sản xuất hữu cơ được cho là bước đi nhanh nhất để sản phẩm của những đơn vị này được dán nhãn thương mại công bằng của Tổ chức Fair Trade. Qua đó, sản phẩm có thể đi thẳng vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU…

Sản xuất điều hữu cơ, nông dân chấp nhận năng suất sẽ thấp hơn, công chăm sóc cao hơn, nhưng bù lại, sẽ có giá bán tốt hơn và được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm có chứng nhận. Như ở HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập, mỗi kg điều có chứng nhận hữu cơ, được Cty Việt Hà mua cao hơn 1.000 đồng so với giá thị trường. Ngoài ra, khi được dán nhãn thương mại công bằng, nông dân còn được hưởng thêm tiền phúc lợi trên mỗi kg điều hữu cơ XK.

Tuy sản lượng còn khá khiêm tốn, nhưng điều hữu cơ đã bắt đầu tham gia vào cơ cấu điều XK của Việt Nam. Theo ông Đặng Hoàng Giang, PCT Hiệp hội Điều Việt Nam, điều hữu cơ đang được XK với giá cao hơn nhiều so với điều bình thường. Chẳng hạn, với nhân điều bình thường mã W320, đang có giá XK khoảng 4,4 USD/pao, thì nhân điều hữu cơ cùng mã đó có giá trên 6 USD/pao. Ước tính điều hữu cơ đang chiếm khoảng 1% sản lượng nhân điều XK trong những tháng đầu năm nay.

 

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tiến Nông được bình chọn là thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Với sự ghi nhận này, Tiến Nông tự tin vươn tầm khu vực, trở thành thương hiệu của nông dân ASEAN.