| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng đứng đầu cả nước về doanh thu trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

Thứ Năm 09/01/2014 , 09:38 (GMT+7)

Giá trị sản phẩm thu hoạch trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng năm 2013 vừa qua đã đạt đến con số 122,2 triệu đồng/ha - cao nhất nước hiện nay.

Trong một báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng có nêu số liệu: Giá trị sản phẩm thu hoạch trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng năm 2013 vừa qua đã đạt đến con số 122,2 triệu đồng/ha - cao nhất nước hiện nay.

Một vài số liệu khác cũng trong báo cáo này được nhiều người quan tâm: Hiện Lâm Đồng có 35.000 ha đất nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bằng 1/10 tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh.

Cũng theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, trong 35.000 ha đất ứng dụng công nghệ cao, cà phê là cây trồng chiếm diện tích cao nhất (14.835 ha); tiếp đến là rau đậu (gần 12.000 ha), chè cành (3.150 ha), hoa (2.416 ha)... Phân theo từng loại cây trồng, mức doanh thu đứng đầu là hoa - 800 triệu - trên 1 tỷ đồng/ha/năm (cao gấp 1,6 lần so với mức bình quân chung cả nước), kế đến là rau cao cấp - hơn 400 triệu đồng/ha (cao gấp hai lần so với bình quân chung), chè chất lượng cao đạt 200 - 250 triệu đồng/ha/năm.

Nếu tính theo địa phương thì Đà Lạt là đơn vị dẫn đầu: Bình quân 1 ha rau cao cấp cho doanh thu 800 triệu đồng mỗi năm (với diện tích rau chỉ cần áp dụng quy trình sản xuất an toàn cũng đã đạt trên 250 triệu đồng/ha/năm); hoa cắt cành cho thu 550 triệu đồng/ha/năm (riêng các loại hoa cao cấp ứng dụng công nghệ cao đạt đến 1 tỷ và hơn 1 tỷ đồng)...

Ở Đà Lạt, có những hộ nông dân chỉ cần vài trăm mét vuông đất trồng dâu tây cũng đã cho thu trên dưới 500 triệu đồng mỗi năm; hoặc một số hộ chỉ cần chuyên canh hoa cao cấp trên diện tích 0,5 ha thôi nhưng thu mỗi năm lên đến con số hơn nửa tỷ đồng. Đặc biệt, cũng trên địa bàn TP Đà Lạt, nhiều hộ nông dân thu hàng tỷ đồng mỗi năm trên diện tích từ 2 - 3 sào đất sản xuất cây giống rau hoa.

Ở những vùng chuyên canh chè như Bảo Lâm, Bảo Lộc..., không ít chủ trang trại đạt giá trị sản xuất đến con số trên 300 triệu đồng mỗi năm trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp. Hoặc ở vùng lúa Cát Tiên, Đạ Tẻh..., nhiều hộ nông dân với mô hình “2 lúa + 1 bắp” đã đạt mức thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Thử nêu thêm một vài con số để so sánh: Năm 2004, năm bắt đầu thực hiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng, 1 ha cây trồng chỉ đạt 27 triệu đồng. Đến năm 2011, con số này đã tăng lên 89 triệu đồng; và năm 2012 là 119,2 triệu đồng/ha. Từ đó, GDP bình quân đầu người của Lâm Đồng cũng đã tăng từ con số dưới 20 triệu đồng những năm đầu thế kỷ 21 lên 38,4 triệu đồng/người/năm hiện nay.

Trong năm 2014 và những năm tiếp theo, Lâm Đồng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để góp phần vào việc tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa cho kinh tế của tỉnh. Một số chỉ tiêu cụ thể cũng đã được Lâm Đồng đưa ra cho năm 2014 này như: Tổng sản phẩm trong nước đạt tốc độ tăng trưởng từ 14 - 14,5% so với năm 2013 (năm 2013 đạt 13,4%); GDP bình quân đầu người đạt từ 45,3 - 45,4 triệu đồng...

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ được phong Viện sĩ danh dự

Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ vừa được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ tôn vinh, biểu dương và trao bằng Viện sĩ danh dự.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.