| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng xây dựng NTM ở các huyện vùng xa

Thứ Tư 09/06/2021 , 09:13 (GMT+7)

Lâm Đồng hiện là địa phương có 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và đang phấn đấu đưa 2 huyện vùng xa đạt chuẩn NTM trong năm 2021.

Làm nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Ở vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu về thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đến nay, tỉnh này có 101/111 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 91%.

Trong đó, riêng năm 2020, tỉnh có 6 xã đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 18,6 tiêu chí/xã. Có 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10 xã đã hoàn thành các tiêu chí nâng cao, 5 xã hoàn thành tiêu chí NTM kiểu mẫu đang hoàn thiện thủ tục họp Hội đồng thẩm định của tỉnh.

Lâm Đồng hiện có 3 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và tỉnh phấn đấu thêm 2 huyện khác đạt chuẩn trong năm 2021. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng hiện có 3 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và tỉnh phấn đấu thêm 2 huyện khác đạt chuẩn trong năm 2021. Ảnh: Minh Hậu.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng, địa phương đã có 3 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM gồm huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Đạ Tẻh, 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 2 huyện Cát Tiên và Lâm Hà đã hoàn thành các tiêu chí huyện NTM và đang hoàn thiện hồ sơ trình Bộ NN-PTNT theo quy định.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng , thời gian qua, chương trình NTM tại địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, việc phân bổ, thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch chậm. Do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid – 19 nên việc huy động nguồn lực xã hội còn nhiều khó khăn, nhất là huy động vốn tín dụng, vốn đầu tư của doanh nghiệp, nguồn vốn đối ứng của người dân thực hiện chương trình tại các xã nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn.

Ông Nguyễn Đình Khoát, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng cho hay, thời gian vừa qua, chương trình này được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm, chỉ đạo.

Đặc biệt, chương trình được người dân ủng hộ, hưởng ứng và tham gia. Cũng theo ông Khoát, các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM tiếp tục phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được và tiến tới xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu.

Phát triển nông nghiệp hiện đại

Trong năm 2021, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chương trình NTM, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Tiếp tục thực hiện chủ trương về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại. Trong đó tập trung hỗ trợ phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Chúng tôi tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển kinh tế hợp tác Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân để tạo nguồn lực thực hiện Chương trình”, ông Nguyễn Đình Khoát cho hay.

Lâm Đồng là địa phương phát triển mạnh về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng là địa phương phát triển mạnh về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Ảnh: Minh Hậu.

Hiện nay, huyện Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng đã đạt chuẩn huyện nông thôn mới và tỉnh này đang nỗ lực xây dựng huyện Đơn Dương đạt NTM kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh. Đồng thời, phấn đấu đến cuối năm 2021 có thêm 3 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM, 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đặc biệt phấn đấu xây dựng để thêm 2 huyện Bảo Lâm và Đạ Hoai đạt chuẩn huyện NTM.

Để đạt được những điều đó, ông Khoát cho rằng tỉnh cần thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời phát triển về y tế, văn hóa, giáo dục, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người dân vùng nông thôn mà đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Địa phương cũng hướng đến xây dựng, cải thiện cảnh quan, môi trường nông thôn, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.

Tỉnh Lâm Đồng hướng đến xây dựng nông thôn mới với nền nông nghiệp hiện đại. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉnh Lâm Đồng hướng đến xây dựng nông thôn mới với nền nông nghiệp hiện đại. Ảnh: Minh Hậu.

Ông Nguyễn Đình Khoát cho rằng: “Tỉnh nghiên cứu xây dựng và triển khai một số mô hình xử lý môi trường, đặc biệt là tổ chức thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp ngay tại đồng ruộng, nơi sản xuất. Xử lý nước thải, chất thải rắn phù hợp với đặc thù của từng địa phương, khu vực để nhân rộng, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đầu tư các cơ sở xử lý theo hướng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật theo hướng bền vững”.

Ông Nguyễn Đình Khoát, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng thông tin, hiện nay, ở địa phương, việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị còn hạn chế, kinh tế tập thể đã tăng nhanh về số lượng hợp tác xã nhưng nhiều hợp tác xã có quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Mặt khác, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vẫn còn ít.

Công tác bảo vệ môi trường nông thôn thực hiện chưa hiệu quả, còn nhiều bất cập, chưa thực sự bền vững. Việc kêu gọi xã hội hóa trong đầu tư thực hiện các nhà máy xử lý rác thải rắn trên địa bàn tỉnh còn khó khăn do thủ tục vướng mắc, chính sách hỗ trợ chưa thực sự hấp dẫn, việc xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.