| Hotline: 0983.970.780

Trực Chính về đích nông thôn mới nâng cao

Thứ Hai 31/05/2021 , 13:40 (GMT+7)

Nhờ nông thôn mới (NTM) mà đời sống của người dân xã Trực Chính (huyện Trực Ninh, Nam Định) được nâng cao. Đường làng, ngõ xóm cũng trở nên “xanh - sạch - đẹp” hơn.

Đoàn thẩm định NTM tỉnh Nam Định kiểm tra thực tế cơ sở. Ảnh: Mai Chiến.

Đoàn thẩm định NTM tỉnh Nam Định kiểm tra thực tế cơ sở. Ảnh: Mai Chiến.

Năm 2015, xã Trực Chính vinh dự được đón nhận Bằng NTM trong niềm vui của nhân dân và chính quyền địa phương.

Song, chặng đường xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu phía trước vẫn còn dài, Trực Chính đã sớm quên niềm vui đó và không ngủ quên trên thành tích. Tất cả hệ thống chính trị tiếp tục nâng cao năng lực, giữ vững các tiêu chí; đẩy nhanh tiến độ để sớm chạm đích NTM nâng cao.

Ông Mai Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Trực Chính, cho biết, đến nay bộ mặt nông thôn đã thay đổi rõ rệt, kinh tế nông thôn phát triển khá; các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục phát triển toàn diện; an ninh được đảm bảo. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 55,4 triệu đồng/người/năm...

Tỉnh lộ ĐT 487 chạy qua xã Trực Chính đã được nâng cấp, sửa chữa và mở rộng. Ảnh: Mai Chiến.

Tỉnh lộ ĐT 487 chạy qua xã Trực Chính đã được nâng cấp, sửa chữa và mở rộng. Ảnh: Mai Chiến.

Cụ Bùi Thị Hiệt (88 tuổi, xóm An Thành) tâm sự, phong trào xây dựng NTM đã thay đổi làng quê, xóm ngõ. Nhờ NTM mà đường sá ở địa phương đã được mở rộng. Điện đường bật sáng cả đêm nên việc đi lại của người dân cũng được yên tâm. Hàng ngày, cụ vẫn đi chợ mua đồ ăn, nhu yếu phẩm cho gia đình.

Ông Lưu Văn Dương, Chủ tịch UBND huyện Trực Ninh (áo trắng, ngoài cùng bên phải) nói về kế hoạch thực hiện mô hình phân rác thải sinh hoạt tại nguồn tại huyện Trực Ninh nói chung và xã Trực Chính nói riêng. Ảnh: Mai Chiến.

Ông Lưu Văn Dương, Chủ tịch UBND huyện Trực Ninh (áo trắng, ngoài cùng bên phải) nói về kế hoạch thực hiện mô hình phân rác thải sinh hoạt tại nguồn tại huyện Trực Ninh nói chung và xã Trực Chính nói riêng. Ảnh: Mai Chiến.

Nói về định hướng trong thời gian tới, ông Mai Văn Trường bộc bạch: Với quan điểm “Xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, chính quyền và nhân dân trong toàn xã sẽ không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM; nhất là tiêu chí về sản xuất, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường.

Đặc biệt, không chạy theo thành tích; không trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Tiếp tục thực hiện nhất quán phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”.

“Thời gian tới, địa phương tiếp tục xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quá trình đô thị hóa. Đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và bền vững…”, Chủ tịch UBND xã Trực Chính nhấn mạnh.

Cây Bồ Đề hơn 800 tuổi (thôn Dịch Diệp, xã Trực Chính) được công nhận là cây Di sản Việt Nam vào tháng 4/2021. Ảnh: Mai Chiến.

Cây Bồ Đề hơn 800 tuổi (thôn Dịch Diệp, xã Trực Chính) được công nhận là cây Di sản Việt Nam vào tháng 4/2021. Ảnh: Mai Chiến.

Đoàn thẩm định xã NTM nâng cao của tỉnh do ông Nguyễn Sinh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Nam Định làm trưởng đoàn đã về thẩm định kết quả thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao tại xã Trực Chính. Tham gia cùng đoàn còn có lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh.

Đoàn thẩm định đã chia thành nhiều tổ đi kiểm tra thực tế cơ sở. Qua kiểm tra thực tế, báo cáo thẩm định của các ngành, của UBND xã Trực Chính; Đoàn thẩm định NTM nâng cao tỉnh Nam Định đã thống nhất xã Trực Chính hoàn thành 19/19 tiêu chí, đủ điều kiện để trình Chủ tịch UBND tỉnh xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2020.

Tại buổi kiểm tra thực tế, ông Nguyễn Sinh Tiến đánh giá cao những kết quả mà xã Trực Chính đã gặt hái được trong thời gian qua. Ông mong muốn, thời gian tới xã Trực Chính cần khắc phục những hạn chế; tiếp tục duy trì, giữ vững các tiêu chí.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.