Theo Cơ quan Thống kê Philippines (PSA), tỷ lệ lạm phát của Philippines duy trì ở mức 2,9% trong tháng 1/2025, không đổi so với tháng 12/2024. Giá cà chua ghi nhận mức lạm phát cao nhất, đạt 155,7% trong tháng 1/2025. Ngược lại, giá gạo giảm 2,3%, do mức lạm phát cơ bản cao và tỷ lệ lạm phát hai chữ số trong năm 2024.
Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Dennis Mapa cho biết, giá rau củ tiếp tục tăng cao do chuỗi cung ứng của Philippines gặp phải ảnh hưởng từ sáu cơn bão nhiệt đới trong tháng 10 và tháng 11 năm 2024. Bên cạnh đó, dịch tả lợn Châu Phi (ASF) cũng khiến giá thịt lợn tại nước nay gia tăng.
Hiên nay, lạm phát ở Metro Manila giảm xuống còn 2,1%, trong khi các khu vực khác vẫn duy trì mức 2,9%. Thung lũng Cagayan ghi nhận lạm phát khu vực cao nhất với 5,1%, trong khi Soccsksargen có mức thấp nhất là 1,1%.
Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia (NEDA) nhấn mạnh, chính phủ Philippines đang nỗ lực ổn định giá cả thông qua tiêm chủng chống dịch ASF và xây dựng cơ sở hạ tầng kiểm soát lũ. Ông Arsenio Balisacan, đại diện Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia, cho biết: "Khả năng phục hồi của hệ thống nông nghiệp - thực phẩm Philippines sẽ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi".
Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP) dự báo, lạm phát có thể tăng tốc do giá vận chuyển và điện tăng. “Những áp lực giá tăng này dự kiến sẽ được bù đắp một phần do giá gạo và giá điện giảm”, BSP cho biết. Ngân hàng Trung ương sẽ xem xét các rủi ro lạm phát trong cuộc họp chính sách tiền tệ sắp tới.
Ông Emilio Neri Jr., nhà kinh tế học của Ngân hàng Philippines, nhận định dữ liệu tháng 1 có thể ảnh hưởng đến các chính sách lãi suất, sau khi xem xét tăng trưởng kinh tế và các yếu tố tác động bên ngoài như chính sách tiền tệ của Mỹ.