| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 28/04/2022 , 14:52 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 14:52 - 28/04/2022

Làm sao hạ nhiệt cơn sốt đất đáng sợ?

Không chỉ giá đất ở thành thị hoặc giá đất ngoại ô, mà giá đất ở những vùng xa xôi hẻo lánh cũng đồng loạt nóng bỏng.

Trong suốt hai năm căng thẳng vì đại dịch toàn cầu, nhiều người dự đoán “hậu Covid-19” thì giá đất sẽ sụt giảm. Nào ngờ, bối cảnh thích ứng bình thường mới lại bùng nổ cơn sốt đất đáng lo âu. Không chỉ giá đất ở thành thị hoặc giá đất ngoại ô, mà giá đất ở những vùng xa xôi hẻo lánh cũng đồng loạt nóng bỏng.

Thật bi hài chứng kiến hiện tượng nhiều người dân ở vài địa phương chen lấn nhau để làm thủ tục nhà đất. Thậm chí, có không ít nơi, người dân xếp hàng từ mờ sáng để đăng ký giấy tờ mua bán bất động sản. Đây là điều nằm ngoại dự liệu của chính quyền cơ sở, cho nên nhiều sự lúng túng và bát nháo đã xảy ra.

Vì sao giá đất tăng vọt sau dịch? Có hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, người dân các thành phố muốn tìm kiếm không gian sống khác, thoải mái hơn để hưởng thụ môi trường trong lành. Thứ hai, người dân có chút tích lũy sợ đồng tiền mất giá nên đổ vào đất cho yên tâm. Bởi vậy, bức tranh vô cùng trớ trêu xuất hiện, nhà nhà mua bán địa ốc, người người môi giới địa ốc. Thậm chí, những đối tượng có công ăn việc làm ổn định như giáo viên, công chức, kỹ sư... cũng xao nhãng nhiệm sở mà lao đi làm “cò”.

Một giấc mơ hay một cơn ác mộng đã bắt đầu, những người dân vùng sâu qua một đêm bỗng phát hiện mình không phải ngủ trên một mảnh vườn đơn sơ mà ngủ một đống tiền hấp dẫn. Cái tâm tính tham lam khó lòng đè nén cho khao khát đổi đời, cũng trỗi dậy. Thật đáng báo động, khi đã có những hộ dân không màng đến canh tác mà chỉ ngồi chờ cơ hội bán đất.

Trong cơn sốt đất, “cò” nảy nở khắp nơi với đủ loại chiêu trò. Giá đất được đẩy lên chóng mặt, và những mối bận tâm khác cho sự phát triển chung đã hình thành. Nguyên lý cơ bản của kinh tế là đồng tiền phải vận hành trong xã hội. Đồng tiền bỏ vào sản xuất là đồng tiền sống, còn đồng tiền bỏ vào địa ốc là đồng tiền chết. Và một khi giá đất đẩy lên đến mức phi lý, thì mọi công trình phục vụ dân sinh hay mọi dự án phục vụ thương mại đều gặp phải khó khăn chồng chất.

Làm sao để hạ nhiệt cơn sốt đất hết sức phi lý hiện nay? Thứ nhất, phải công khai mọi quy hoạch, tránh tình trạng úp úp mở mở phập phù cho những kẻ xấu phao tin trục lợi bất chính. Thứ hai, phải kiểm soát chặt chẽ những hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là sự thu hẹp diện tích đất lúa, đất rừng và đất vườn. Thứ ba, phải giám sát và xử lý những công ty địa ốc có hành vi thao túng thị trường hoặc bắt tay thổi giá.

Phía sau cơn sốt đất, một lần nữa, không thể không ái ngại lối tư duy tiêu cực của một bộ phận trong cộng đồng. Vì sao họ trông chờ vào cơn sốt đất? Vì họ lười lao động, kém sáng tạo và hay cầu may. Họ thích những đồng tiền dễ đến trên tay nhờ việc mua đi bán lai đất đai, mà không nghĩ đến những hệ lụy khác kéo lùi sự tiến bộ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm